Vì sao CEO OpenAI tự chê ChatGPT là 'sản phẩm tệ'?
Trong một cuộc phỏng vấn, CEO OpenAI Sam Altman đã nói rằng, ChatGPT khá thú vị nhưng đây là một “sản phẩm tệ”.
- ChatGPT khiến Google lâm nguy: được hàng loạt đối thủ tích hợp vào sản phẩm, một trình duyệt xa xưa cũng tận dụng ChatGPT để đối đầu Chrome
- CEO Microsoft hứa sẽ không để AI tạo phản, khẳng định người dùng phải tương tác thì AI mới tốt lên được
- Người cổ đại từng thích ứng với công nghệ mới tầm cỡ ChatGPT như thế nào?
Đồng sáng lập kiêm CEO OpenAI Sam Altman chia sẻ rằng anh biết về những vấn đề còn hạn chế đối với sản phẩm chatbot AI của công ty. “Mọi người thực sự chỉ truy cập vào một trang web đôi khi hoạt động bình thường và đôi khi lại bị sập do quá tải", Altman nói trên podcast công nghệ của New York Times, "Hard Fork", và chỉ ra những lỗi thường xuyên gặp phải của ChatGPT.
Ám chỉ về thiết kế đơn giản của sản phẩm, Altman chia sẻ: “Người dùng chỉ đơn giản nhập đi nhập lại nội dung họ muốn tìm kiếm, cho đến khi chatbot hiểu đúng. Sau đó họ lại tích hợp kết quả này vào công việc mà họ đang làm hoặc nghiên cứu”.
Kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 11/2022, ChatGPT đã gây bão trên internet và mở ra nhiều tranh luận xung quanh tác dụng của công cụ này. ChatGPT có thể trả lời những câu hỏi, viết các câu văn và giao tiếp với người dùng. Chatbot này có thể “trả lời câu hỏi như người thật”, trình bày ý tứ một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp.
Chatbot này được sử dụng rộng rãi để viết code, viết bài rao bán bất động sản, content, viết báo, làm bài tập… Thậm chí, ChatGPT đủ thông minh để để đạt điểm “B” trong kỳ thi cuối kỳ tại Trường Kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Nhiều chuyên gia cho rằng, dù muốn hay không nhưng chắc chắn trong thời gian tới, AI sẽ thay đổi cách mọi người làm việc.
Tỷ phú Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, thậm chí còn cho rằng công nghệ trong ChatGPT sẽ “thay đổi thế giới của chúng ta”.
Tuy nhiên, ChatGPT cũng thường xuyên rơi vào tình trạng “bị sập” khi có quá nhiều người cùng truy cập vào trang web hoặc bất ngờ từ chối đưa ra các câu trả lời. Greg Brockman, đồng sáng lập và Chủ tịch của OpenAI, cũng chia sẻ rằng việc ra mắt ChatGPT là phương án cuối cùng của công ty vì các thử nghiệm beta nội bộ đều thất bại.
“Không ai trong chúng tôi say mê nó. Thậm chí, chúng tôi không cho rằng chatbot này thực sự hữu ích với mọi người”, Brockman chia sẻ. OpenAI đã quyết định tạm dừng chatbot này để tập trung vào các công cụ, sản phẩm thay thế khác. Tuy nhiên, tháng 11/2022, các giải pháp thay thế này thử nghiệm không thành công cùng với việc các công cụ AI như Stable Diffusion bùng nổ, OpenAI quyết định cho ra mắt ChatGPT.
Mặc dù việc phát hành công cụ này khá ngẫu nhiên nhưng nó đã bùng nổ chỉ sau một đêm. Một tuần sau khi ra mắt, ChatGPT đã có 1 triệu người dùng và con số này tăng lên 100 triệu sau 2 tháng. Thành tích này đã đưa ChatGPT trở thành ứng dụng tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử.
Trong cuộc phỏng vấn với Hard Fork, CEO OpenAI thừa nhận rằng công nghệ AI của ChatGPT “chắc chắn là tuyệt vời”. Anh chia sẻ thêm: "Mọi người đón nhận và yêu thích ChatGPT khiến chúng tôi rất vui. Nhưng không ai có thể nói rằng đây là một sản phẩm tuyệt vời, được tích hợp tốt… Nhưng chatbot này cũng có quá nhiều lỗi để mọi người sẵn sàng chấp nhận nó”.
Trong một bài đăng trên Twitter, “cha đẻ” của ChatGPT cũng cho rằng việc mọi người phụ thuộc hoàn toàn vào công cụ này là một sai lầm.
Tham khảo: Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI