19 bùng phát hơn 2 năm trước, công nghệ nằm trong số ít các ngành vẫn tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, khi thế giới dần trở về ‘bình thường mới’, lĩnh vực này lại gặp thách thức lớn.
Nasdaq Composite, chỉ số nổi tiếng với các cổ phiếu công nghệ, ghi nhận mức giảm sâu nhất vào ngày 9/5 khi giảm hơn 4%. Tháng 4 cũng là tháng tồi tệ nhất của Nasdaq Composite kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ đã khiến hàng nghìn tỷ USD vốn hóa bị thổi bay. Các nhà đầu tư bán mọi thứ có thể, từ bán dẫn đến nhà sản xuất thiết bị, mạng xã hội.
Tính đến giữa ngày 10/5, cổ phiếu Amazon giao dịch thấp hơn vùng đỉnh 40%, mức chưa từng có kể từ tháng 2/2020. Cổ phiếu Apple cũng không thoát khỏi tình trạng chung bất chấp kết quả kinh doanh kỷ lục khi giảm gần 15% từ đầu tháng 1. Tính từ tháng 9/2021, cổ phiếu Meta, công ty mẹ Facebook, đã giảm 47%.
Theo Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Janet Yellen, bà và các quan chức tài chính hàng đầu không ngạc nhiên khi chứng kiến thị trường biến động mạnh đến hết mùa hè do đại dịch và xung đột Nga – Ukraine có thể gia tăng sức ép lên kinh tế toàn cầu.
Theo tạp chí Time, có 3 tác nhân lớn nhất dẫn đến cổ phiếu công nghệ bị bán tháo.
Kết quả kinh doanh thất vọng
Chỉ trong 3 phiên giao dịch, Big Tech đã mất hơn 1.000 tỷ USD vốn hóa khi kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lớn không đạt kỳ vọng. Peloton, một trong những công ty nổi lên mạnh mẽ từ đầu dịch, lỗ 757 triệu USD trong ba tháng đầu năm, nhiều hơn hẳn dự báo. Cổ phiếu Peloton giảm gần 13% vào ngày 10/5, khiến cho vốn hóa chỉ còn khoảng 4 tỷ USD, giảm hơn 90% so với đỉnh cao 47 tỷ USD năm 2021.
Netflix cũng bất lực nhìn cổ phiếu giảm 75% từ vùng đỉnh tháng 11/2021 sau khi mất 200.000 thuê bao trong quý I và dự báo mất hơn 2 triệu thuê bao trong quý II do cạnh tranh khốc liệt. Vốn hóa của Zoom, công ty hội thảo video nổi tiếng, giảm 26 tỷ USD, thấp hơn cả mức trước khi dịch bệnh diễn ra.
Kết quả kinh doanh giảm có lẽ là tín hiệu lớn nhất cho thấy bong bóng đại dịch đã vỡ khi nhiều người tiêu dùng bước từ thế giới kỹ thuật số, trực tuyến sang thế giới thực, theo Emily Bowersock Hill, CEO công ty quản lý tài chính Bowersock. Vấn đề chuỗi cung ứng tồn tại dai dẳng cùng vật giá không ngừng leo thang khiến cho túi tiền của người tiêu dùng ngày càng eo hẹp.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu mất sự hứng thú với thị trường. Trong thời kỳ dịch bệnh, khoảng 25% chứng khoán được giao dịch bởi các nhà đầu tư không chuyên nhờ sự phổ biến của những nền tảng giao dịch trực tuyến như Robinhood. Tuy nhiên, khoảng một nửa số này đã rời thị trường khi ngày càng nhiều doanh nghiệp công nghệ làm ăn thua lỗ và thị trường quay về thực tại. “Đây là yếu tố mà mọi người nhắc đến chưa đủ nhiều. Nhiều người mua quyết định đứng ngoài thị trường trong một thời gian”, bà Bowersock Hill nhận xét.
Khi các nhà đầu tư đánh giá rủi ro, Phố Wall nghi ngờ về khả năng duy trì đà tăng trưởng của Big Tech để duy trì giá cổ phiếu ở mức cao. Dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng việc bán tháo là bất hợp lý và đã đi quá xa. Dan Ives, Giám đốc quản lý tại hãng chứng khoán Wedbush, tin cổ phiếu của Apple và Microsoft có thể tăng 25-30% giá trị trong năm nay, trong khi những công ty thương mại điện tử và làm việc từ xa tiếp tục bị hủy hoại.
Lãi suất tăng
Khi lạm phát đang ở mức cao nhất trong 50 năm, Cục Dự dữ liên bang Mỹ (FED) bắt đầu nâng lãi suất để đưa giá cả quay lại vòng kiểm soát. Những động thái như vậy sẽ khiến Phố Wall lo lắng do các nhà đầu tư lo ngại chi phí vay vốn của doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ đắt đỏ hơn, từ đó cản trở tăng trưởng kinh tế và khả năng dẫn đến suy thoái.
Dù vậy, FED đang cố gắng để kịch bản đó không xảy ra. Cách tiếp cận của họ là đưa lãi suất lên hơn 2% vào cuối năm 2022 theo cách không làm rúng động thị trường. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng sự gia tăng nhanh chóng của lãi suất buộc các nhà đầu tư phải suy nghĩ lại: Liệu các cổ phiếu phát triển mạnh trong môi trường lãi suất thấp có thể thành công trong môi trường lãi suất cao hay không? Sự bất ổn và hàng loạt câu hỏi là lý do các nhà đầu tư không “giải ngân” cổ phiếu công nghệ, có xu hướng hoạt động yếu khi lãi suất tăng.
Lo ngại về hướng đi của nền kinh tế
Rất khó để phán đoán kinh tế sẽ như thế nào trong vài tháng tới khi vài nhà phân tích lo ngại lãi suất tăng sẽ khiến kinh tế rơi vào suy thoái do chi tiêu giảm, đặc biệt với với các sản phẩm công nghệ “ngách”. Lo lắng trở nên trầm trọng hơn khi Cục Phân tích kinh tế Mỹ phát hành báo cáo cho thấy kinh tế Mỹ bất ngờ giảm 1,4% trong ba tháng đầu năm 2022 bất chấp hơn 1 năm tăng trưởng nhanh chóng.
Tháng trước, Deutsche Bank dự báo cuộc suy thoái lớn tại Mỹ vào năm sau, khi khả năng cao FED sẽ phải “đạp phanh” mạnh hơn nhằm kiềm chế lạm phát. Peter Schiff, CEO kiêm Chiến lược gia trưởng tại Euro Capital, cũng có quan điểm tương tự. Bà Bowersock Hill đồng tình về một cuộc suy thoái tiềm tàng nhưng không nghiêm trọng như mọi người gợi ý. “Các yếu tố căn bản của kinh tế vẫn rất mạnh. Chúng ta có số lượng lao động xuất sắc, kết quả kinh doanh tốt và người tiêu dùng có nhiều tiền trong tài khoản”.
Khi các nhà kinh tế học cố gắng dự đoán hướng đi chung của nền kinh tế, dường như nhiều người đang xem việc giảm giá gần đây của cổ phiếu công nghệ là chỉ báo sớm về những gì có thể xảy ra nếu rơi vào suy thoái.
Theo Time
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín