Vì sao công nghệ OLED “làm mưa làm gió” trên thị trường TV?
Sở hữu màu sắc chính xác, rực rỡ, độ tương phản vô cực với màu đen tuyệt đối, hình ảnh chuyển động mượt mà, góc nhìn rộng 180 độ... công nghệ OLED được nhiều chuyên gia hình ảnh và các trang công nghệ uy tín đánh giá là xu hướng tất yếu của thị trường TV.
Trong những năm gần đây, TV OLED liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng những mẫu TV có chất lượng hiển thị tốt nhất, tiêu biểu là TV OLED của Sony với giải thưởng "King of TV" trong 2 năm liên tiếp 2018 - 2019. Dòng sản phẩm này cũng phá vỡ giới hạn thiết kế của màn hình truyền thống khi tạo ra những chiếc TV với độ mỏng kinh ngạc, thiết kế độc đáo biến màn hình trở thành một màng loa khổng lồ. Vậy công nghệ màn hình OLED là gì, có đặc tính ra sao mà lại tạo nên đột phá so với các mẫu TV hiện nay?
Công nghệ OLED mang đến cho TV khả năng hiển thị vượt trội
Công nghệ màn hình OLED là gì?
OLED (Organic Light-Emiting Diode) là một loại diode phát quang hữu cơ tự phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Khi áp dụng lên TV OLED, toàn bộ điểm ảnh trên đó phát sáng độc lập nên không cần tới đèn nền chiếu sáng như TV LCD hay QLED. Đặc điểm này cũng dẫn tới hàng loạt khác biệt như chất lượng hình ảnh, màu sắc, độ mỏng, mức tiêu thụ điện năng...
Màn hình OLED ra đời khi nào?
Thiết bị OLED thực tế đầu tiên được tạo ra từ năm 1987, sau đó được Sony nghiên cứu và cải tiến công nghệ. Năm 2004, Sony trình làng mẫu PDA (Personal Digital Assistant - thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân) đầu tiên trên thế giới có màn hình OLED và tiếp tục ứng dụng công nghệ này lên máy ghi âm và máy nghe nhạc Walkman X Series.
Mẫu TV OLED đầu tiên trên thế giới XEL-1 ra đời năm 2007 cũng do Sony sản xuất và đã từng được đem về Việt Nam triển lãm tại TPHCM. Những năm tiếp theo, Sony được đánh giá là nhà cung cấp màn hình OLED lớn nhất, tập trung ở các mẫu màn hình OLED chuyên nghiệp vốn dành riêng cho các nhà làm phim, chuyên gia đồ họa, thiết kế. Nổi tiếng nhất có thể kể đến dòng màn hình tham chiếu 4K OLED TRIMASTER X Series, luôn được sử dụng làm trọng tài cho các cuộc tranh tài về màn hình suốt mấy năm qua. Năm 2017, Sony giới thiệu TV OLED dân dụng đầu tiên của mình, mẫu A1E và tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm này với các model A8 và A9.
Màn hình OLED có ưu điểm gì?
Thiết kế cực mỏng, độ bền cao
Màn hình OLED có các điểm ảnh tự phát sáng và bật tắt một cách độc lập nên không cần tới đèn nền như LCD hay QLED. Việc loại bỏ lớp đèn nền giúp các nhà sản xuất có thể tạo ra những mẫu TV siêu mỏng. Hơn nữa, màn hình OLED chỉ dùng một tấm nền hữu cơ nên khả năng chịu va chạm tốt hơn, bền hơn.
TV OLED trở thành điểm nhấn tinh tế tại phòng khách nhờ màn hình siêu mỏng với các dây cáp được giấu kín.
Màu sắc rực rỡ, chính xác
Mỗi điểm ảnh trên màn hình OLED đều có khả năng điều khiển độc lập, điều đó giúp màu sắc tái hiện trở nên chính xác đến từng chi tiết. Thực tế trong các studio của Hollywood, các xưởng làm phim hay trung tâm thiết kế lớn, màn hình tham chiếu luôn sử dụng công nghệ OLED nhờ màu sắc chính xác đến mức tuyệt đối.
Độ tương phản cao, màu đen tuyệt đối
Màn hình LCD hay QLED sử dụng các bóng đèn nhỏ để chiếu sáng từ phía sau nên dù có nhiều công nghệ cải tiến nhưng vẫn không thể chặn được hoàn toàn ánh sáng từ đèn xung quanh phát ra, khó đạt màu đen tuyệt đối. Trong khi đó, màn hình OLED với khả năng bật tắt từng điểm ảnh giúp việc tái hiện sắc đen trở nên hoàn hảo. Cùng với màu đen tuyệt đối, TV OLED cũng có khả năng thể hiện màu trắng tinh khiết đem đến độ tương phản vượt trội. Theo đánh giá của chuyên trang hình ảnh Rtings, các mẫu màn hình OLED như Sony A9G, A9F, A8F hay A8G đều có điểm số tương phản đạt 10 điểm (tuyệt đối), trong khi đó những mẫu TV LCD cao cấp nhất đạt 9,4 điểm.
Hình ảnh chuyển động mượt mà, góc nhìn rộng
Cũng nhờ khả năng kiểm soát từng điểm ảnh mà các TV OLED cho tốc độ đáp ứng nhanh, đem đến hình ảnh chuyển động mượt mà. Với những "tín đồ" thể thao, các trận bóng đá sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi không còn hiện tượng vệt mờ khi trái bóng được sút đi, các màn đua xe tốc độ cũng đem đến từng khoảnh khắc chân thực đến kinh ngạc.
Góc nhìn rộng là ưu điểm khác của màn hình OLED khi người xem dù không ngồi ở vị trí chính diện vẫn có thể thưởng thức trọn vẹn màu sắc từng khung hình. Điều này đến từ ba yếu tố: Công nghệ OLED có cấu trúc siêu mỏng nên sự sai lệch do hiện tượng tán sắc ( ánh sáng chiếu qua lăng kính bị tách thành nhiều chùm ánh sáng đơn) là rất nhỏ; Màu đen tuyệt đối nên dù nhìn nghiêng vẫn là màu đen và độ sáng cao một cách đồng nhất.
Tiết kiệm điện, thân thiện với môi trường
Màn hình OLED không cần đèn nền phía sau - là bộ phận tiêu hao không ít điện năng khi TV hoạt động. Ngoài ra, nó cũng khiến TV tỏa rất ít nhiệt ngay cả khi xem trong thời gian dài. Khi hiển thị màu đen, màn hình OLED thậm chí gần như không sử dụng năng lượng do lúc này điểm ảnh được tắt, càng làm tăng khả năng tiết kiệm điện.
Ưu điểm của màn hình OLED so với LCD hay QLED là các điểm ảnh nhận tín hiệu màu đen sẽ được tắt hoàn toàn, mang đến màu đen tuyệt đối và độ tương phản vô cực.
TV OLED nào đang "hot" hiện nay?
Với hàng loạt ưu điểm trên, không bất ngờ khi màn hình OLED ngày càng được người dùng ưa chuộng và trở thành xu hướng dẫn đầu của ngành TV. Đi đầu cho xu hướng này phải kể đến Sony với mẫu OLED đầu tiên vào năm 2007. Trong năm 2019, Sony tiếp tục trình làng 2 mẫu OLED A9G, A8G và nhanh chóng nhận được nhiều khen ngợi từ giới chuyên gia. AVSForum đánh giá Sony OLED A9G là "Best of CES 2019"; Reviewed đưa sản phẩm này vào danh mục "CES Editors’ Choice". Giải thưởng danh giá "King of TV 2019" được trao cho dòng OLED MASTER Series mới nhất của Sony, cũng được xem là sự nối tiếp thành công khi "người tiền nhiệm" A9F cũng đoạt giải thưởng này vào năm ngoái. Hay việc TechRadar chấm điểm tuyệt đối 5/5 cho OLED A9G, cũng với vị trí "Editors’ Choice" từ trang công nghệ TechHive cũng đã cho thấy sự ưu ái đặc biệt dành cho dòng OLED.
Không chỉ công nghệ OLED, Sony còn đưa vào TV OLED A9G những công nghệ độc quyền giúp nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Bộ xử lý X1 Ultimate mạnh mẽ gấp đôi so với thế hệ X1 Extreme cùng công nghệ tăng cường độ tương phản Pixel Contrast Booster giúp hình ảnh trở nên chân thực và sắc nét nhất có thể. Âm thanh sống động với loa phát ra từ màn hình nhờ công nghệ Acoustic Surface Audio tăng cường âm trầm với hai bộ truyền động và hai loa subwoofer mạnh mẽ.
Kho ứng dụng Google Play trên OLED TV phong phú với những ứng dụng giải trí hàng đầu như: YouTube, YouTube Kids, Netflix, Amazon Video, Google Movies, Spotify, Fim , Fim4K , ...
Bên cạnh đó, Sony còn biến OLED A9G và A8G thành trung tâm giải trí trong nhà với hệ điều hành thông minh Android 8.0. Với nền tảng này, người dùng sẽ được tận hưởng kho nội dung phong phú, các ứng dụng đa dạng, các trò chơi giải trí hấp dẫn. Trợ lý ảo Google Assistant trên TV còn giúp việc điều khiển trở nên đơn giản hơn bao giờ hết khi tất cả đều có thể thực hiện thông qua giọng nói, kể cả việc điều khiển các thiết bị Nhà Thông Minh – Smart Home cũng đã trở thành hiện thực.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4