TPO - Những chú gấu đang phải vật lộn để ngủ đông do thời tiết ấm áp bất thường ở vùng Amur của Nga đang lang thang khắp nơi trong trạng thái bàng hoàng, ức chế.
- Phân bò góp phần vào tham vọng chinh phục vũ trụ của Nhật Bản
- Lý do có túi Hermès giá hơn 12 tỷ đồng: Bí quyết từ hàng trăm năm của gia tộc giàu nhất châu Âu, biến phụ kiện bé nhỏ thành khoản đầu tư tốt hơn cả vàng và chứng khoán
- Vượt mặt SpaceX, một công ty Trung Quốc phóng thành công tên lửa chạy bằng loại khí từng rất quen thuộc trong gian bếp nhà bạn
- Người dùng Messenger có thể sửa tin nhắn sau khi gửi
- 2024 sẽ không phải năm của smartphone màn hình gập nếu Apple vẫn "thẳng"
Theo Cục Bảo vệ Động vật hoang dã Vùng Amur, những con gấu ở Siberia đang lang thang trong trạng thái “ngủ quên”.
Những con gấu đã sẵn sàng ngủ đông, đã tích lũy lượng chất béo dự trữ cần thiết để ngủ qua mùa đông, nhưng nhiệt độ ấm áp vào tháng 11 đã khiến chúng thức quá giờ đi ngủ.
Những con gấu mất ngủ chủ yếu là con đực, trong khi những con cái cùng đàn con về ổ “theo đúng lịch trình”.
Gấu thường trải qua mùa đông ngủ trong hang, chúng thực dậy vào mùa xuân khi có thức ăn trở lại. Không giống như các loài động vật ngủ đông khác, gấu tự quyết định thời điểm bắt đầu giấc ngủ dài theo mùa dựa trên một số tín hiệu, bao gồm nguồn cung cấp thức ăn và nhiệt độ.
Nóng bất thường khiến gấu hoãn ngủ đông
Mùa thu năm nay, vùng Amur, nơi có chung biên giới với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông của Nga, đã trải qua nhiệt độ cao bất thường và kỷ lục trong tháng 10 và tháng 11, tờ Moscow Times đưa tin. Và điều này có thể trì hoãn thời gian ngủ đông của gấu.
Oivind Toien, nhà sinh lý học động vật và trợ lý nghiên cứu tại Viện Sinh học Bắc Cực thuộc Đại học Alaska Fairbanks, cho rằng các ổ sũng nước cũng có thể là nguyên nhân. Ông nói: “Nhiệt độ trên mức đóng băng trong điều kiện tuyết ẩm ướt có thể khiến nước tan chảy vào các ổ và có thể khiến gấu khó chịu khi ở trong đó”.
Các vấn đề về thời gian ngủ đông dường như ảnh hưởng đến con đực nhiều hơn con cái và đàn con.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?