Vì sao khi chơi game, bạn không nên dùng TV HD cao cấp thay cho màn hình máy tính đơn thuần?
Bí ẩn và lý do thực sự không hề đơn giản như bạn nghĩ, mà nằm trong nhiều khía cạnh sâu sắc khác.
Tôi đã gắn bó với thân phận là một game thủ được 30 năm rồi, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc sử dụng màn hình TV để chơi game cả. Đây cũng là xu hướng chung đối với nhiều người khác, mặc dù TV có nhiều ưu thế nổi trội dễ thấy như độ phân giải lớn và chất lượng hình ảnh sắc nét chẳng kém, thậm chí còn hơn nhiều.
Các mẫu TV hiện đại thời nay còn làm được nhiều hơn thế. Cũng giống như PC, chúng sử dụng giao thức HDMI, hỗ trợ độ phân giải tương tự như màn hình máy tính (720p, 1080p và 4K), với tần số hiển thị lên đến 120-240Hz. Kể cả khi vẫn có những sản phẩm màn hình sở hữu tần số lớn hơn 60Hz tiêu chuẩn, nhưng so với thị trường phổ biến hầu hết ở mức 60Hz thì TV thực sự đứng ở trên một bậc. Về lý thuyết, một chiếc TV 4K sẽ mang lại trải nghiệm tuyệt hơn rất nhiều so với thông thường. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản như bạn nghĩ.
1. Độ trễ
Trước tiên phải kể đến mức độ trễ (lag) của dữ liệu xử lý. Về cơ bản, đó là khoảng thời gian trễ kể từ khi bạn nhấn nút thao tác điều khiển/chuột/bàn phím cho tới lúc nó được thực hiện thành công. Nhiều ý kiến cho rằng nó phần lớn chỉ xuất hiện trên các máy console gaming, nhưng HDTV nếu được sử dụng như màn hình chơi game cũng sẽ chịu chung số phận. Một điều đặc biệt lưu ý là độ lag trên chiếc TV tốt nhất vẫn cao hơn so với một chiếc màn hình được cho là cùng phân khúc. Cụ thể, màn hình chất lượng tốt nhất sẽ có độ trễ khoảng 9-10ms, còn HDTV cao cấp đến đâu cũng chịu ít nhất 17-18ms.
Thực ra thì 17-18ms cũng không phải con số quá to tát và lớn lao (vì nó vẫn được coi là hạng "Xuất sắc" trên thang chấm hiển thị", và trừ khi bạn là fan của những tựa game thuần FPS hay RTS, bạn sẽ khó mà nhận ra sự khác biệt đáng kể. Dù vậy, đó là điều an ủi chỉ có trên những chiếc TV cao cấp, trong khi đó, một bộ phận lớn khác còn chẳng gánh nổi mức 40ms (mức "Tốt" trên thang xếp hạng). Hạn chế này có thể ít nhiều được cải thiện bên trong cài đặt và thiết lập của TV, nhưng tùy thuộc vào nhà sản xuất và khả năng tùy chỉnh mặc định của TV. Hơn nữa, ít có thương hiệu nào chú ý chăm chút đến khía cạnh này, nên người dùng nếu quan tâm sẽ phải nhờ đến những dịch vụ kiểm tra bên thứ 3 như DisplayLag site.
2. Mâu thuẫn hiển thị
Tiếp theo là vấn đề về chuẩn mực quét và hiển thị hình. Đây là tiêu chuẩn gắn liền với hiển thị một hình ảnh đầy đủ, toàn diện nhất trên kích thước màn hình thực tế, không bị hiển thị đè hay cắt đi. Đây vốn là một nhược điểm có từ trước cả thời LCD-TV khi mọi thứ đều không đảm bảo các sản phẩm từ mọi thương hiệu đều giống nhau và phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Giải pháp cho việc này là phải phóng to/thu nhỏ hình ảnh một cách hợp lý, dẫn theo một vệt viền sẽ xuất hiện ở vài cạnh quanh màn hình TV. Hầu hết TV LCD thời nay đều có cách giải quyết cho những tình huống như vậy, nhưng hãy lưu ý nếu đang sử dụng một sản phẩm hơi cũ một chút, vì nó sẽ không cung cấp cho bạn lựa chọn nào bên lề đâu. Ngoài ra, card đồ họa từ AMD và Nvidia có thể bằng cách nào đó bù trừ và lấp đầy nhược điểm đó trên nền tảng phần mềm xử lý của họ, nhưng chắc chắn sẽ hạn chế một phần độ chân thực của các vùng text, font chữ hiển thị.
Cuối cùng, dù TV thực sự có khả năng sở hữu tần số quét hiển thị lên đến 120Hz là phổ biến, nhưng vẫn tùy thuộc rất nhiều vào từng thương hiệu. Do đó, không phải lúc nào bạn cũng sẽ nắm trong tay một sản phẩm tối ưu nhất đối với nhu cầu nếu không biết cách lựa chọn tinh tế, đúng đắn.
3. Không có chỗ cho Adaptive Sync / FreeSync / G-Sync
Đây mới thực sự là điểm mấu chốt làm nên sự khác biệt. Nếu bạn đã từng có thời gian gắn bó trải nghiệm với một chiếc màn hình hỗ trợ Adaptive Sync (FreeSync trên AMD) hoặc cả G-Sync, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra những gì nó làm được, kể cả khi chỉ chơi game được ở mức 60 FPS. Tỷ lệ khung hình càng thấp, những tính năng đồng bộ hóa trên càng đóng vai trò quan trọng trong việc làm mượt hình ảnh bằng cách kéo dài khoảng cách giữa các khung hình.
G-Sync cũng được nhắc đến ở đây là một chức năng tương tự tích hợp trong các sản phẩm của Nvidia, và công ty cũng chưa từng có ý định mang nó lên phát triển cho màn hình TV. Tiêu chuẩn VESA của AMD - Adaptive Sync - về lý thuyết hoàn toàn có thể có tiềm năng trong tương lai khi mở rộng sang TV, nhưng chỉ khi các thông số của nó phù hợp với giao thức HDMI đã. Còn tính đến thời điểm hiện nay, cổng HDMI 2.0 vẫn chưa đủ khả năng, còn HDMI 2.1 thì chỉ đang trong giai đoạn khởi động, đồng nghĩa với việc ít nhất vài năm nữa chúng ta mới có thể thấy sự tiến triển. Biết là vấn đề khắc phục giật lag hay tình trạng hiển thị đè hình không được bao gồm hết trong khía cạnh này, nhưng Adaptive Sync thực sự có thể giúp cải thiện trải nghiệm tổng thể cho game thủ khi chơi bằng màn hình TV.
Nếu bạn muốn thử cảm giác chơi game trên một màn hình TV rộng lớn, đã mắt thì sẽ phải cân nhắc lựa chọn rất kỹ càng. Trên hết, hãy tìm kiếm Google những mẫu sản phẩm có độ tương thích và đề xuất cao, dễ tùy chỉnh và phù hợp với phần cứng bên ngoài. Hy vọng trong tương lai không xa, TV màn hình HD sẽ có thể làm nên những kỳ tích mới trong lĩnh vực PC Gaming.
Tham khảo: ExtremeTech
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming