Lạc đà được mệnh danh là “con tàu sa mạc”, không chỉ có thể đi lại lâu trên sa mạc mà chúng còn vô cùng ngoan ngoãn và là trợ thủ đắc lực cho con người. Tuy nhiên, một số người cũng có thể đặt câu hỏi: Lạc đà là loài khá hiền lạnh, tại sao chúng không có kẻ thù tự nhiên?
- Tại sao con lười lại chậm như vậy?
- Sét hòn: Thường được gọi là mìn lăn, nguyên nhân hình thành của nó vẫn còn là điều bí ẩn
- Tabby: Hành tinh kỳ dị nhất vũ trụ, nơi bị nghi ngờ có người ngoài hành tinh
- Bí mật của cua hoàng đế: Tại sao giá lại cao như vậy?
- 3 loài cáo lớn nhất thế giới, loài lớn nhất có thể dài bằng một con sói xám
"Con tàu sa mạc", người bạn thân nhất của nhân loại trong sa mạc
Khi nhắc đến l đà gần như tất cả mọi người sẽ liên tưởng đến sa mạc, nhưng ít người biết rằng lạc đà thực sự có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lạc đà có nguồn gốc đầu tiên ở Bắc Mỹ cách đây 55 triệu năm, vào thời điểm đó, lạc đà rất nhỏ, có kích thước tương đương với những chú chó cưng ngày nay và được các thế hệ sau gọi là "Eo-Camel".
Lạc đà đã sống trên lục địa Bắc Mỹ hơn 50 triệu năm và các loài bắt đầu phát triển mạnh mẽ, bao gồm cả lạc đà hiện đại.
Sau đó, sự xuất hiện của cầu Bering Land (một cầu đất khoảng rộng khoảng 1600 km ở đoạn lớn nhất của nó, mà ngày nay là Alaska và phía đông Xibia tại các thời điểm khác nhau trong các kỷ băng hà Pleistocene) đã cho phép những con lạc đà cổ đại di cư đến các khu vực khô hạn nhất châu Á.
Đặc biệt ở Ả Rập, lạc đà đã phát triển một lợi thế tiến hóa độc đáo: khả năng dự trữ và bảo tồn nước. Khả năng này cho phép lạc đà có thể sống sót trong sa mạc trong thời gian dài, tránh xa ốc đảo nơi các loài thú ăn thịt lớn sinh sống.
Biểu hiện cụ thể của khả năng này là bướu, căn cứ vào số lượng bướu mà chia thành lạc đà một bướu và lạc đà hai bướu (lạc đà Bactrian).
Tuy nhiên, điều đáng nói là dù là lạc đà một bướu hay lạc đà Bactrian thì thứ tích trữ trong bướu của chúng không phải là nước mà là mỡ.
Khi lạc đà di chuyển trên sa mạc, nếu không thể tìm được thức ăn, cơ thể sẽ ưu tiên sử dụng năng lượng từ mỡ ở bướu lạc đà.
Đối với nước trong cơ thể, chúng sử dụng một phương pháp phức tạp hơn để phân phối nước khắp cơ thể, chủ yếu là do thận của lạc đà hoạt động mạnh mẽ, có thể làm cho nước tiểu cô đặc cao, từ đó tạo ra chức năng "khóa nước".
Với chức năng này, lạc đà có thể đi bộ trong vài tuần mà không cần bổ sung nước sau khi uống nước một lần. Ngoài ra, lạc đà có tính tình hiền lành và không mắc bệnh có thể lây sang con người nên lạc đà có thể được thuần hóa để sử dụng cho con người. Tuy nhiên, lạc đà không nhanh lắm, tốc độ tối đa khoảng 40 km/h, nhưng thứ mà chúng có lại là sức bền và khả năng sống sót cao trong sa mạc.
Vì lạc đà được cung cấp chất dinh dưỡng từ bướu và có bộ lông cách nhiệt, nên sức chịu đựng của nó rất cao, với tải trọng 300 kg trên lưng, lạc đà có thể đi lại dễ dàng trên sa mạc và cũng có thể đi rất xa.
Cái chết của lạc đà: Loài săn mồi khan hiếm, xác chết là “quả bom”
Trước hết, thiên nhiên là một chuỗi sinh học tuần hoàn, ngay cả con voi nặng 5 tấn cũng có kẻ thù tự nhiên chứ đừng nói đến con lạc đà hiền lành như vậy. Tuy nhiên, chính vì môi trường sống vô cùng khắc nghiệt nên loài có thể săn được chúng cũng rất ít. Lạc đà cực kỳ sợ bị sói xám săn đuổi, loài đặc trưng là sói Ả Rập.
Sói Ả Rập là loài sói sống ở sa mạc, thường đi săn theo đàn từ 5-6 con, tuy nhiên, để thích nghi với môi trường khắc nghiệt của sa mạc, loài sói xám này đã thu nhỏ kích thước và trở thành loài sói nhỏ nhất trong số những phân loài sói xám.
So với những con lạc đà cao và dài hơn hai mét, kích thước chỉ dài khảng 70 cm của sói Ả Rập khiến chúng không thể một mình săn được lạc đà, vì vậy, khi một bầy sói gặp một bầy lạc đà, những con sói Ả Rập cũng sẽ tấn công theo ba điểm, và mục tiêu lý tưởng của chúng là con lạc đà bị tách khỏi đàn trong quá trình di chuyển.
Tuy nhiên, sau khi loại bỏ loài sói Ả Rập đứng trước bờ vực tuyệt chủng, hầu như không còn loài săn mồi nào có thể đe dọa được lạc đà, điều này cũng là do môi trường sa mạc khắc nghiệt, sự khan hiếm loài khiến các loài săn mồi lớn khó có thể tồn tại trong sa mạc.
Điều này cũng tạo ra ảo tưởng rằng lạc đà không có kẻ thù tự nhiên, hầu hết lạc đà đều chết vì bệnh tật và tuổi già hoặc bị con người săn đuổi.
Điều đáng nói là nếu gặp phải một con lạc đà chết vì già hay bệnh tật, tất cả sinh vật trên sa mạc sẽ “tránh xa”, kể cả con người.
Như đã đề cập ở trên, bướu của lạc đà có rất nhiều mỡ và xung quanh cơ thể có rất nhiều nước, tất cả những thứ này đều là báu vật của lạc đà nhưng cũng là nơi sinh sản của vi khuẩn.
Nếu lạc đà chết, vi khuẩn sẽ dựa vào những chất dinh dưỡng này để sinh sôi trong cơ thể lạc đà, lúc này bộ lông cứng của lạc đà sẽ đóng vai trò bảo vệ. Dưới sự “canh gác” bất thường như vậy, xác lạc đà sẽ giống như một quả bóng cao su, bên trong sẽ chứa đầy vi khuẩn và khi vi khuẩn sinh sản càng nhiều thì xác của lạc đà sẽ càng lớn, chỉ cần chạm vào những sinh vật khác sẽ bị vi khuẩn lây nhiễm.
Hơn nữa, theo thời gian, cơ thể lạc đà sẽ “nổ tung” vì lượng vi khuẩn và khí khổng lồ được sinh ra vượt quá sức chịu đựng của bộ da bên ngoài.
Tóm lại, không phải lạc đà không có kẻ thù tự nhiên, chỉ là việc thiếu một số lượng lớn "động vật săn mồi" trên sa mạc đã khiến mọi người có ảo tưởng như vậy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?