Vì sao người Hàn Quốc không bao giờ dùng từ “của tôi": Câu trả lời sẽ khiến bạn phải ngả mũ kính phục dân tộc này

    KIENZERATUL SPIDERUM, Theo Thời đại 

    Tiếng Hàn có một từ khá đặc biệt: đó là từ “uri”, dịch nôm na có nghĩa là “của chúng ta”. Tuy vậy, người ta sẽ sử dụng thuật ngữ này thay cho từ “của tôi” để ám chỉ quan hệ sở hữu cá nhân. Vậy đâu là lý do ẩn sau phát hiện có phần thú vị này?

    Ann Babe, nữ phóng viên hiện đang làm việc cho đài BBC của Anh Quốc, đã tiết lộ nhiều điều thú vị về thói quen giao tiếp của người Hàn trong thời gian cô công tác tại xứ sở Kim Chi. Dưới đây là cảm nhận của cô dưới con mắt của một người nước ngoài về một trong những nét đặc biệt nhất của tiếng Hàn.

    Ngồi bên cạnh tôi là cô bạn đồng nghiệp đang húp lấy húp để bát nước súp, kế bên đó cũng là một cô gái khác với bát súp tương tự. Cả hai thì thầm một câu mà tôi vẫn ấn tượng mãi: "Chồng chúng tôi đều là giáo viên hết". Tôi bỗng cảm thấy khó hiểu, trong đầu tự nghĩ: "Có phải mình đang nghe nhầm không? Chẳng nhẽ hai người họ có chung một ông chồng à?" Nhận thấy vẻ mặt băn khoăn của tôi, một đồng nghiệp khác liền giải thích cặn kẽ: "Cô ấy đang nhắc đến chồng của mình đấy. Ở Hàn Quốc, chúng tôi không nói cái gì đó là "của tôi" đâu, mà thay vào đó sẽ nói là "của chúng ta" cơ".

    Trong phòng ăn chật hẹp ở trường Trung học Mae-hyang, nơi tôi hiện đang công tác và làm việc, chúng tôi cùng nhau làm quen và giới thiệu bản thân. Vừa cầm đôi đũa gắp kim chi một cách vụng về, tôi vừa cố gắng làm quen với món ăn dân dã này của người Hàn và thứ ngôn ngữ mới lạ ở đây nữa.

    Vì sao người Hàn Quốc không bao giờ dùng từ “của tôi: Câu trả lời sẽ khiến bạn phải ngả mũ kính phục dân tộc này - Ảnh 1.

    Ann Babe, nữ phóng viên đài BBC của Anh Quốc, hiện đang công tác với vai trò là giáo viên tiếng Anh ở tỉnh Suwon, Hàn Quốc.

    Đây là tuần làm việc đầu tiên của tôi với tư cách là giáo viên tiếng Anh ở tỉnh Suwon, Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học tiểu bang Winconsin, Mỹ, đây là lần đầu tiên tôi kí hợp đồng làm việc tại một quốc gia khác, và phải thừa nhận rằng, tôi thấy khá hào hứng với nó. Sắp tới tôi dự định sẽ dành 4 năm liền sinh sống và làm việc tại đất nước tuyệt vời này.

    Trong thời gian đó, có thể nói, một trong những điều khiến tôi băn khoăn nhất chính là cách diễn đạt khái niệm "của tôi" và "của chúng ta" ở đây. Không có bất cứ đặc điểm ngữ pháp nào khác của tiếng Hàn khiến tôi cảm thấy ấn tượng và trăn trở đến thế. Bởi vì càng tìm hiểu mới càng thấy, "uri" (dịch nôm na là "của chúng ta") không chỉ đơn giản là một trường hợp ngoại lệ về mặt ngữ pháp, mà hơn thế nó giống một khẩu đại pháo dùng để truyền bá văn hóa Hàn Quốc vậy. Nói cách khác, nó đại diện cho tinh hoa dân tộc của xứ sở này.

    Vì sao người Hàn Quốc không bao giờ dùng từ “của tôi: Câu trả lời sẽ khiến bạn phải ngả mũ kính phục dân tộc này - Ảnh 2.

    Người Hàn Quốc thường dùng từ "uri" để nhắc đến một thứ gì đó thuộc sở hữu chung của một nhóm người hay thậm chí là của cả cộng đồng.

    Beom Lee, giáo sư chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Columbia, đã từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng: "Người Hàn Quốc thường dùng từ "uri" để nhắc đến một thứ gì đó thuộc sở hữu chung của một nhóm người hay thậm chí là của cả cộng đồng, hoặc đó là thứ mà tất cả các thành viên trong nhóm đều có. Điều này đến từ văn hóa mang tính cộng đồng cao của Hàn Quốc".

    Các giá trị cộng đồng ở Hàn Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với dân số có phần ít ỏi, chủ yếu bao gồm dân cư bản địa với tư tưởng dân tộc ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ. Ở đất nước này, bất cứ căn nhà nào – cho dù đó là căn nhà mà bạn mua được – cũng đều thuộc sở hữu chung. Tương tự như vậy, công ty của bạn cũng là công ty của tôi, trường học và gia đình của bạn cũng là của tôi hết. Dù cho bạn có sở hữu hay thuộc về một nơi nào đó, điều đó không có nghĩa là người khác không được phép trải nghiệm chung cảm giác được sở hữu hay thuộc về nơi đó. Cách nói "của tôi" vì thế được coi là biểu hiện của tính tự phụ.

    "Người Hàn luôn dùng uri nara (đất nước chúng ta)để nhắc đến đất nước, thay vì sử dụng nae nara (đất nước của tôi). Nói như vậy chẳng khác nào việc anh ta tự nhận mình là người duy nhất sở hữu toàn bộ quốc gia cả", giáo sư Lee giải thích. "Nae anae (vợ tôi) cũng là một cách nói có phần không tự nhiên, bởi vì không phải chỉ mỗi anh là có vợ thôi đâu".

    Vì sao người Hàn Quốc không bao giờ dùng từ “của tôi: Câu trả lời sẽ khiến bạn phải ngả mũ kính phục dân tộc này - Ảnh 3.

    Các giá trị cộng đồng ở Hàn Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với dân số có phần ít ỏi, chủ yếu bao gồm dân cư bản địa với tư tưởng dân tộc ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ.

    Trên tất cả, tinh thần tập thể ấy xuất phát từ lịch sử lâu đời tiếp xúc với ảnh hưởng của Khổng giáo từ Trung Quốc. Tuy rằng Hàn Quốc từ lâu đã thoát khỏi hình bóng của một đất nước phong kiến với chế độ cai trị phân theo tầng lớp xã hội nhưng những giá trị của đạo Khổng Tử vẫn luôn được tôn trọng. Trong đó không thể không nói đến việc mỗi người trong xã hội luôn phải đặt tập thể lên trên hết, cho dù bối cảnh có như thế nào – từ việc gọi món ăn, thức uống cùng bạn bè cho đến việc tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng cùng người khác. Trong mạng lưới các nhóm người trong xã hội, họ luôn tự nhận mình là một nhóm đại diện chung cho từng cá nhân một và bạn hoàn toàn không thể thay thế bằng đại từ "tôi" trong xưng hô theo nhóm được – dựa trên các công trình nghiên cứu văn hóa của giáo sư Hee-an Choi đến từ Đại học Boston.

    "Thực ra, không có khoảng cách nào giữa "của tôi" và "của chúng ta", đó là những lời trích dẫn từ cuốn "Tính cách con người thời hậu thực dân" do chính giáo sư Choi viết. "Vì hai từ này có thể sử dụng thay thế lẫn nhau trong nhiều trường hợp nên dần dà 2 khái niệm chung và riêng này cũng hòa vào làm một". Nó không chỉ xảy ra trong văn viết mà cả trong suy nghĩ của người Hàn nữa.

    Vì sao người Hàn Quốc không bao giờ dùng từ “của tôi: Câu trả lời sẽ khiến bạn phải ngả mũ kính phục dân tộc này - Ảnh 4.

    "Giữa "của tôi" và "của chúng ta" thực ra không tồn tại khoảng cách nào cả", trích lời giáo sư Hee-an Choi.

    Để trở thành người Hàn Quốc đích thực, điều tất yếu bạn cần phải biết ngôn ngữ bản địa. Ban đầu tôi cảm thấy khá mơ hồ về ý nghĩa thực của nó, nhưng rồi dần dần mọi thứ đều trở nên có nghĩa hơn rất nhiều, ít nhất là về thái độ của người Hàn Quốc đối với tinh thần vì tập thể.

    Thập niên 1400 ở Hàn Quốc đánh dấu thời kỳ vàng son của vương triều Joseon, với thời gian trị vì gần 500 năm. Và trong số rất nhiều những di sản về toán học và văn hóa để lại, không thể không nhắc đến bảng chữ cái tiếng Hàn vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Nhận thấy tình trạng phần lớn dân chúng trong xã hội không biết chữ cũng như không biết cách biểu lộ lời nói của mình, Vua Sejong đã tạo điều kiện cho sự phát minh của chữ Hangeul vào năm 1443.

    Là một trong số những loại ngôn ngữ được con người tự tay sáng tạo chứ không nhờ quá trình phát triển và tiến hóa tự nhiên, Hangeul được phát minh với mục đích giúp cho nhiều người có thể dễ dàng tiếp cận loại hình chữ viết mới này, từ tầng lớp vua chúa cho đến dân nghèo, tất cả đều học được cách đọc và viết tiếng Hàn mà không gặp bất cứ trở ngại gì.

    Vì sao người Hàn Quốc không bao giờ dùng từ “của tôi: Câu trả lời sẽ khiến bạn phải ngả mũ kính phục dân tộc này - Ảnh 5.

    Hangeul được phát minh với mục đích giúp cho nhiều người có thể dễ dàng tiếp cận loại hình chữ viết mới này.

    Hiện nay tại Hàn Quốc, mùng 9/10 trở thành ngày lễ quốc gia và được dành để kỉ niệm sự ra đời của chữ Hangeul (đối với Triều Tiên là ngày 15/1). Trên một bài viết được đăng ở Facebook, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chào mừng Ngày lễ Hangeul 2017 bằng câu nói: "Điều tuyệt vời nhất về Hangeul chính là việc nó được phát minh vì quyền lợi của nhân dân và với mục đích cao cả là phục vụ quần chúng nhân dân mà thôi. Ý nguyện của vua Sejong cũng là ý nguyện của nền dân chủ Hàn Quốc ngày nay".

    Với nền tảng là chữ Hangeul, ông Moon nhấn mạnh rằng, bất cứ người Hàn Quốc nào cũng sẽ đều được gom về thành một mối thống nhất với bản sắc và văn hóa chung: "Hangeul là tài sản vô giá của cộng đồng, góp phần kết nối con người lại gần nhau hơn".

    Vì sao người Hàn Quốc không bao giờ dùng từ “của tôi: Câu trả lời sẽ khiến bạn phải ngả mũ kính phục dân tộc này - Ảnh 6.

    Mỗi người trong xã hội Hàn Quốc luôn đặt tập thể lên trên hết – từ việc gọi món ăn, thức uống cùng bạn bè cho đến việc tham gia giao thông bằng phương tiện công cộng cùng người khác.

    "Trong khi người Mỹ lại coi trọng giá trị cá nhân cũng như quyền tự do của bản thân, thì người Hàn lại đặt các mối quan hệ của mình trong vòng xoay của hệ thống tầng lớp xã hội cũng như lý tưởng vì tập thể và vì cái chung, đồng thời đề cao sự lệ thuộc giữa con người với nhau", Ho-min Sohn, giáo sư về ngôn ngữ học, chuyên ngành ngôn ngữ Hàn tại Đại học Hawaii, đã viết như thế trong cuốn sách "Tiếng Hàn trong văn hóa và xã hội" do chính ông tự biên soạn.

    Học cách nắm vững các đại từ sở hữu dạng số ít và số nhiều, theo chuyên gia phiên dịch Kyung-hwa Martin thì đó là một trong những thử thách khó chịu nhất mà bất cứ người Hàn Quốc đang theo học các khóa học tiếng Anh cũng phải trải qua. Dù sao thì khi học một ngôn ngữ mới, ta cần phải nắm bắt được quan điểm sống có phần khác biệt hơn. "Ngôn ngữ và văn hóa luôn song hành cùng nhau. Khi bạn học một ngôn ngữ mới, bạn phải học cách suy nghĩ khác đi".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ