Vì sao nói QLED là công nghệ TV tương lai sau khi xem màn trình diễn tại CES 2018?

    Tấn Minh,  

    TV ngày nay đã trở thành một thiết bị điện tử không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình. Trong khi Sony, LG và một số hãng khác đã và đang tung ra các dòng TV OLED (viết tắt của đèn quang điện hữu cơ) cao cấp, thì Samsung lại không đi theo trào lưu chung này. Mặc dù là một trong những nhà phân phối màn hình OLED cho các thiết bị di động lớn nhất thế giới, nhưng đối với thị trường TV, Samsung đã nghiên cứu và giới thiệu một công nghệ màn hình mang tên QLED (viết tắt của Quantum Dot LED - LED chấm lượng tử).

    Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2018 vừa kết thúc tuần qua, Samsung đã mang đến một "đại tiệc" công nghệ, mà thành phần không thể thiếu là những chiếc TV QLED đặc trưng của hãng, bao gồm bản nâng cấp cho dòng QLED TV Series 9 năm 2017 và siêu phẩm QLED 8K Micro Dimming với kích thước màn hình lên đến 85-inch!

    Dòng TV QLED của Samsung đều có đặc điểm chung là sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội về mặt hình ảnh so với các dòng TV LED hay OLED thông thường. Công nghệ QLED tận dụng được những lợi thế của OLED như độ sáng khá cao (chiếc Samsung QLED TV 8K có độ sáng lên đến 4.000 nits), màu sắc rực rỡ, màu đen hiển thị vô cùng trung thực, mà chi phí sản xuất lại thấp hơn. Bên cạnh đó, nhiều dòng QLED TV của Samsung còn có tính năng vùng tối cục bộ (local dimming) nhằm tăng cường độ tương phản và mang lại khả năng kiểm soát ánh sáng tối ưu. Những ưu điểm này chính là nền tảng cho phép Samsung tiếp tục phát triển và ứng dụng các kỹ thuật mới, biến TV QLED trở thành công nghệ TV của tương lai. như:

    - Nâng tầm độ phân giải: chiếc QLED TV 8K mới là chiếc TV đầu tiên của Samsung sở hữu màn hình độ phân giải khủng 7680 x 4320 pixels, cao gấp đôi so với các TV 4K (3840 x 2160) hiện có trên thị trường. Samsung nổi tiếng là người khởi xướng, kẻ tiên phong trong những đột phá công nghệ, và điều này hoàn toàn đúng đối với trường hợp của chiếc TV 8K nêu trên. Trong tương lai không xa chắc chắn sẽ còn rất nhiều QLED TV của Samsung sở hữu độ phân giải lớn như thế này, mang lại trải nghiệm hình ảnh, giải trí đẳng cấp cao cho người sử dụng.

    - Ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh bằng trí thông minh nhân tạo: hẳn bạn sẽ tự hỏi TV 8K để làm gì khi hiện nay, ngay cả các nội dung 4K cũng vẫn còn rất hạn chế? Samsung biết điều này, và đó cũng là lý do hãng tích hợp trên chiếc QLED TV 8K của mình một trí thông minh nhân tạo (AI) với thuật toán kéo dãn hình ảnh từ độ phân giải thấp hơn lên mức 8K. Thuật toán này không những không làm vỡ hạt hay biến dạng hình ảnh - vốn là một vấn đề cực kỳ đau đầu khi xử lý các nội dung độ phân giải thấp trên các dòng TV 4K trên thị trường - mà ngược lại, nó còn giúp tăng cường chi tiết hình ảnh và độ sâu điểm ảnh, loại bỏ các đường viền răng cưa, giảm độ nhiễu… Đáng nói hơn, AI này có khả năng liên tục học hỏi các kỹ thuật xử lý hình ảnh để có thể tìm ra phương thức xử lý tốt nhất tuỳ thuộc từng loại nguồn và nội dung người dùng đang trình chiếu. Mặc dù mới chỉ xuất hiện lần đầu, nhưng AI này làm việc tốt đến nỗi nhiều người cho rằng Samsung sẽ lại một lần nữa phát động một trào lưu công nghệ mới: ứng dụng AI lên Smart TV.

    - SmartThings - kết nối mọi thứ với QLED TV làm trung tâm: SmartThings là tên gọi Samsung đặt cho các sản phẩm Internet Vạn vật (IoT) của mình. Đây là các thiết bị thông minh đảm nhiệm nhiều tính năng khác nhau bên trong ngôi nhà thông minh của người dùng, kết nối chặt chẽ với nhau tạo thành hệ sinh thái SmartThings (SmartThings Ecosystem). Qua màn trình diễn của Samsung tại CES 2018, chúng ta phần nào thấy được tham vọng của gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc này biến các dòng QLED TV cao cấp trong tương lai của mình thành trung tâm điều khiển và kiểm soát mọi thiết bị SmartThings mà người dùng sở hữu.

    - Đưa trợ lý ảo Bixby từ smartphone lên Smart TV: Samsung đã tuyên bố sẽ đưa trợ lý ảo Bixby từ smartphone lên các dòng Smart TV cao cấp trong năm 2018 của mình. Xét việc QLED hiện đang là dòng TV cao cấp nhất của Samsung, trong năm 2018 cũng như trong tương lai rất gần, chúng ta sẽ có thể điều khiển TV thông qua trợ lý ảo này, kích hoạt nhiều tính năng của TV bằng các câu lệnh giọng nói. Đồng thời, như đã nói ở trên, một khi QLED TV đóng vai trò trung tâm điều khiển, giám sát toàn bộ các thiết bị Internet Vạn vật (IoT) trong ngôi nhà thông minh thì Bixby sẽ là cầu nối giữa người dùng và mọi thứ khác đang kết nối với QLED TV. QLED TV tích hợp Bixby sẽ là trung tâm giải trí và kết nối toàn bộ căn nhà, cho phép bạn theo dõi các camera gắn ở cửa trước, theo dõi con em, kích hoạt hệ thống ánh sáng và các ổ cắm thông minh, hay thậm chí là cả kiểm tra mức tiêu thụ điện năng của...tủ lạnh (tại CES 2018, Samsung cũng đã giới thiệu một chiếc tủ lạnh thông minh, tất nhiên là được tích hợp Bixby!).

    Màn trình diễn hoành tráng của Samsung tại CES 2018 đã cho thấy tầm nhìn khá rõ ràng của hãng về công nghệ TV tương lai: sử dụng công nghệ QLED độc quyền với những lợi thế không thể bàn cãi làm nền tảng, tập trung phát triển và tích hợp những kỹ thuật mới, đồng thời kết hợp với những thiết bị IoT xung quanh, Samsung sẽ thay đổi hoàn toàn khái niệm của một TV thông thường. Những chiếc QLED TV trong tương lai sẽ là trái tim của ngôi nhà thông minh, nơi con người có thể thoải mái đắm chìm, tận hưởng sức mạnh của công nghệ, và vẫn nắm quyền kiểm soát toàn bộ mọi thứ xung quanh.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ