Đất có khả năng hấp nạp nước cao, vậy tại sao nước trong những hồ lớn lại không ngấm hết tất cả xuống lòng đất?
- Thiết kế gây tranh cãi của nhà ga 2,7 tỷ USD: Kiến trúc sư bảo hình hoa mận, dân mạng nhìn ra sản phẩm dành riêng cho phái nữ
- VCCorp áp dụng thành công Event Tech vào sự kiện WeChoice Awards 2023
- Tim Cook đã đặt chân tới Indonesia ngay sau chuyến thăm Việt Nam, tuyên bố đang tìm vị trí xây nhà máy mới tại đây
Đầu quan trọng trước tiên cần phải khẳng định đó là chắc chắn có một lượng nước trong các hồ đã thấm xuống đất. Con người thường không để ý vì lượng nước bị mất sẽ nhanh chóng được bổ sung nhờ vào những cơn mưa. Thông thường, nước hồ sẽ không bị đất hấp thu với tốc độc nhanh. Như thể đã có một lớp khiên thần kỳ chặn ở giữa giúp giữ nước ở lại, tạo thành những hồ lớn có tuổi thọ hàng trăm năm.
Điều kỳ lạ ở đây lại chẳng hề khó lí giải như chúng ta tưởng. Hãy tưởng tượng khi ai đó đặt một phiến đá xuống đất và tưới một ít nước lên đó. Nước sẽ không chảy xuyên qua phía bên kia của phiến đá. Thay vào đó, nó sẽ tràn ra ngoài.
Cơ chế tương tự cũng xảy ra đối với các hồ có lớp đáy tích tụ đá. Nếu dưới đáy hồ có nhiều đá thì sẽ có rất ít khoảng trống ở giữa để nước có thể lọt qua. Khi nước và đất được ngăn cách bởi lớp đá, quá trình hấp thu nước của đất sẽ không diễn ra.
Ngay cả trong trường hợp có những khoảng trống, các hồ vẫn thường tích tụ rất nhiều trầm tích như cát, phù sa và đất sét, giúp lấp đầy những khoảng trống đó. Trong một thời gian dài, đáy ao tự tiến hóa và thay đổi. Các vật liệu lắng xuống và các hạt nhỏ hoặc trầm tích lấp đầy các lỗ trống lớn.
Tuy nhiên, nước cũng có thể thoát ra ngoài hồ bằng những cách khác - cụ thể là bay hơi. Cuối cùng nhận định, khả năng mất nước cao hơn sẽ đến từ hướng trên trời chứ không phải từ phía dưới đất. Nhưng nhờ hiện tượng hóa sinh học được gọi là chu trình tuần hoàn nước, về mặt lý thuyết, lượng nước bị mất đi do bay hơi sẽ được bổ sung bằng lượng mưa.
Về lý thuyết là vậy nhưng một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2023 cho thấy hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới (bao gồm cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo) đang cạn kiệt. Theo các nhà nghiên cứu, 56% sự suy giảm đó là do tiêu dùng của con người và sự nóng lên của khí hậu, điều này làm tăng lượng nước bị mất do bốc hơi.
Vì vậy, dù các hồ nước để lâu không tự ngấm hết xuống đất nhưng nguy cơ thất thoát do bốc hơi cũng là một vấn đề mà con người nên để mắt tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời