Phi hành gia vừa quen thuộc, vừa bí ẩn đối với người thường. Trước khi chính thức thực hiện nhiệm vụ trên bầu trời, họ từng phải thực hiện nhiều quy tắc vô cùng khắt khe.
- Hành trình khởi nghiệp của doanh nghiệp kinh doanh giặt là trị giá triệu USD
- Nhật Bản: Khi toilet công cộng cũng có thể trở thành điểm đến du lịch
- Sự xa xỉ của việc di chuyển bằng máy bay trong những năm 1970
- Elon Musk lên nắm quyền, Twitter Gaming gần như dừng hoạt động
- Mark Zuckerberg làm tất cả chán ngán metaverse?
Với những người bình thường, họ chỉ có thể thấy phi hành gia thông qua màn hình TV. Rất khó để biết đến, tiếp xúc hay tìm hiểu về cuộc sống đích thực hàng ngày của một phi hành gia, ngay cả trước và trong khi họ thực hiện nhiệm vụ "chinh phục vũ trụ".
Trên thực tế, mỗi phi hành gia đều đã trải qua quá trình huấn luyện kỹ thuật và tâm lý nghiêm ngặt. Xét cho cùng, bay vào vũ trụ không phải là chuyện tầm thường, nếu bạn rời trái đất trong không gian, bạn sẽ mất đi sinh mạng quý giá nếu không cẩn thận.
Trong một đợt tuyển dụng phi hành gia lên Mặt Trăng của NASA, họ đã tiết lộ những yêu cầu khá nghiêm ngặt như là:
Ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như ít nhất có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực STEM như sinh học, vật lý, khoa học máy tính hoặc toán học;
Phải có kinh nghiệm bay chuyên nghiệp, ít nhất 1.000 giờ bay cơ trưởng đối với máy bay phản lực hoặc 1.500 giờ bay đối với máy bay thương mại;
Phải có nền tảng thể lực cực tốt như thị lực 20/20, huyết áp không được vượt quá 140/90, hoàn thành chứng chỉ lặn và huấn luyện sinh tồn dưới nước theo kiểu quân đội…
Vị trí phi hành gia của NASA tất nhiên có những tiêu chuẩn rất khắt khe. Ảnh: NASA.
Đây mới chỉ là những yêu cầu tuyển chọn ban đầu. Những người thông qua có thể sẽ tiếp tục được đào tạo và sàng lọc thêm để đáp ứng với yêu cầu công việc trong thời gian dài.
Có thể thấy, môi trường trong không gian rất khắc nghiệt, vì vậy các phi hành gia luôn trải qua nhiều lớp tuyển chọn và huấn luyện, họ phải trải qua một loạt các bài kiểm tra và bài kiểm tra thể chất.
Một trong số đó chính là những yêu cầu đặc biệt về ngoại hình, chẳng hạn như móng tay. Tuy hiện tại, khoa học kỹ thuật phát triển đã giúp người ta bỏ qua bước này, nhưng ở quá khứ, tất cả phi hành gia đều buộc phải "rút" móng tay của mình trước khi thực sự ra ngoài vũ trụ.
Một số người cho rằng, quy định này được đặt ra là do áp suất trong không gian khác với áp suất của trái đất nên móng tay của các phi hành gia có thể sẽ không chịu được áp lực trong quá trình sinh trưởng. Đồng thời máu cũng không thể ngừng hoạt động vì điều này, do đó tất cả các móng tay đều được loại bỏ.
Bên cạnh đó, một số khác thì cho rằng, do buộc phải sống ở ngoài vũ trụ trong thời gian dài, móng tay của họ sẽ ngày một dài ra. Nếu móng tay mọc quá nhanh, ảnh hưởng tới những bộ trang phục và dụng cụ, họ buộc phải cắt bớt móng. Nhưng phần móng bị cắt cũng sẽ dễ bay ra xung quanh, có khả năng gây ảnh hưởng tới các thiết bị trong tàu vũ trụ.
Chúng ta đều biết rằng, mọi thao tác trong vũ trụ đều cần tính toán đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Nếu các mẩu móng tay bay lung tung rơi vào các thiết bị tinh vi, chúng có thể gây trầy xước, nặng hơn là hư hỏng và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy các phi hành gia sẽ nhổ hết móng tay trước khi lên không trung.
Về vấn đề này, các nhà khoa học đưa ra lý giải xoay quanh những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, để đảm bảo tính mạng và sức khỏe tối đa, các phi hành gia sẽ trải qua một loạt các bài kiểm tra áp suất không khí trước khi bay lên bầu trời, đây là môi trường mà họ có thể chịu đựng được.
Thứ hai, ngay cả khi móng tay rơi ra trực tiếp, chúng vẫn sẽ mọc lên, một số phi hành gia cần phải làm việc liên tục trong không gian hơn một năm. Nếu họ cứ phải lo lắng rằng hoạt động của tàu vũ trụ sẽ bị ảnh hưởng bởi vấn đề móng tay thì sẽ ảnh hưởng đến công việc.
Hơn nữa, việc thám hiểm không gian rất nghiêm túc, không thể có sai sót ở nhiều chỗ, đồng thời cũng phải xem xét sự an toàn của các phi hành gia. Bởi vì môi trường trong không gian rất khác so với trái đất, không chỉ có móng tay, mà còn tóc cũng mọc nhanh trong môi trường đó.
Nếu móng tay mọc rất nhanh trong không gian, thì dưới áp lực của chân không, móng tay sẽ rơi ra và điều này cũng khiến các phi hành gia bị tổn thương rất nhiều.
Phi hành gia người Canada Chris Hadfield từng chia sẻ: “Chúng sẽ bay khắp nơi chứ không rơi xuống đất nên chẳng thể quét đi được. Đôi khi chúng bay vào mắt, thậm chí lọt vào đường thở.”
Quả thật, những chiếc móng cắt ra có thể trở thành rác không gian, chưa thể xử lý tốt ở thời điểm đó. Chúng di chuyển tự do trong môi trường không trọng lực có thể dễ dàng mắc vào các dụng cụ quan trọng của tàu vũ trụ, có thể khiến dụng cụ bị hỏng hóc.
Đôi khi, một tai nạn do móng tay gây ra cũng có thể trở thành tai nạn lớn. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí sẽ khiến tính mạng của các phi hành gia gặp nguy hiểm.
Vì vậy, điều đầu tiên cần làm là ngăn chặn sự phát triển quá nhanh, đó là lý do tại sao các phi hành gia cuối cùng cũng rút móng tay ra.
May mắn thay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà du hành vũ trụ giờ đây đã có một cách xử lý móng tay mới, không còn bắt buộc phải cắt bỏ móng tay, cũng không quá khắt khe như yêu cầu ban đầu nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI