Vì sao VTV “thất bại” không mua được bản quyền Asian Games 2018?
Do không có bản quyền Asian Games 2018 nên các đơn vị truyền thông của Việt Nam sẽ không có được hình ảnh phát sóng quay trọn vẹn trận đấu, thậm chí là các clip ngắn cũng không được khai thác.
Vào chiều tối ngày 30/7, một tin không vui đến với người hâm mộ thể thao Việt Nam, VTV đã chính thức thông báo không thể đàm phán việc mua bản quyền Asian Games 2018 với lý do mức giá bản quyền do đối tác đưa ra quá cao. Người hâm mộ Việt Nam giờ chỉ còn trông đợi VTV sẽ có bản quyền vào giờ chót (giống như bản quyền phát sóng World Cup 2018) để có thể xem màn thi đấu của đội tuyển Olympic Việt Nam, với những ngôi sao Ánh Viên, Xuân Vinh, Thu Thảo và đặc biệt là dàn cầu thủ U23 Việt Nam trình diễn trên sân cỏ với phong độ tốt nhất.
Lý do tại sao VTV phải “chào thua” trước đối tác bán bản quyền vì bị hét giá quá cao? Lội ngược dòng về cách đây 2 năm, Công ty dịch vụ truyền thông Dentsu - Nhật Bản (không phải Công ty Dentsu Alpha - đối tác của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam) chào bán gói bản quyền ASIAD 18 cho các đài truyền hình tại Việt Nam và chỉ duy nhất VTV tiến hành đàm phán. Được biết giá cả mà công ty này đưa ra khá dễ chịu nên đôi bên chỉ sau vài cuộc gặp gỡ đã gần như thỏa thuận thành công và chuẩn bị ký kết hợp đồng.
Tuy nhiên, câu chuyện mua bán bản quyền bỗng trở lên phức tạp khi bỗng dưng có một đối tác khác nhảy vào là Công ty Hàn Quốc KJ Investment Group (KJI). Điều khó hiểu là đối tác Nhật Bản đã lẳng lặng rút lui mà không nói rõ lý do. Công ty KJI hét một giá “siêu đắt” lên đến vài triệu USD, chưa kể phí đường truyền, khiến nhóm đàm phán của VTV choáng váng.
Một nguồn tin đáng tin cậy của VTV cho hay: “Câu chuyện khá phức tạp và khó hiểu. VTV đến giờ vẫn không hiểu nổi tại sao lại có sự chuyển đổi chủ sở hữu bản quyền phát sóng ASIAD 18 trên lãnh thổ Việt Nam, mà không có bất kỳ lời giải thích nào được đưa ra. VTV đang ở thế sắp chốt hợp đồng bỗng dưng bị rơi vào tình cảnh dở dang.
Dĩ nhiên, VTV không thể đồng ý với mức giá mà KJI đưa ra và đề nghị hạ giá xuống vì nguồn lực tài chính không cho phép. Sau nhiều lần thương thảo, VTV vẫn chưa được KJI chấp nhận. VTV cũng chủ động đề nghị chỉ mua gói bản quyền môn bóng đá. Song cũng bị từ chối vì KJI chỉ bán trọn gói.
Do không có bản quyền Asian Games 2018 nên các đơn vị truyền thông của Việt Nam sẽ khó có được hình ảnh phát sóng quay trọn vẹn trận đấu, thậm chí là các clip ngắn cũng không được khai thác, bởi vì Indonesia quản lý bản quyền rất nghiêm ngặt, cho dù có tác nghiệp máy quay ở nơi diễn ra sự kiện cũng bị coi là vi phạm bản quyền (trừ phỏng vấn nhân vật bên lề sự kiện).
Người hâm mộ Việt Nam chỉ còn trông đợi vào cơ quan truyền thông có mặt tại Indonesia sẽ trực tuyến diễn biến từ các trận đấu của Olympic Việt Nam đến các nội dung thi quan trọng có thể giành huy chương trên các phương tiện báo in và báo mạng.
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ cử đội ngũ phóng viên, biên tập viên gồm 9 người đến Indonesia từ ngày 11/8 để tác nghiệp. Đây là số lượng phóng viên đông nhất từ trước đến nay của VTV cử đi tác nghiệp tại Á vận hội.
Được biết, ngoài sản xuất tin, phóng sự, phỏng vấn, những hình ảnh nổi bật của các vận động viên Việt Nam trong các môn thi đấu cũng sẽ được phóng viên của VTV ghi nhận và phát sóng kịp thời trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming