Vì tò mò, du khách Ý bị rơi xuống hố đen "nghệ thuật" được tạo ra từ năm 1992

    Long.J,  

    Trông như... giả vờ nhưng hố đen nhân tạo này sâu tới 2,5m. Thậm chí, màu đen tăm tối đó không phải là vantablack.

    Không phải ai cũng có đủ khả năng thấu hiểu nghệ thuật, tuy nhiên, sự tò mò khi chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật đã khiến một người đàn ông hiểu thế nào là rơi vào hố đen...

    Một du khách tới tham quan triển lãm "Descent Into Limbo" (Limbo, hay Lâm Bô, chỉ một cõi thần bí gần kề với địa ngục trong tôn giáo) của nghệ sĩ Anish Kapoor ở bảo tàng Serralves, Bồ Đào Nha. Thế nhưng, khi khám phá một tác phẩm với hiệu ứng "ultra-black", người đàn ông này không may rơi tọt xuống đó.

    Vì tò mò, du khách Ý bị rơi xuống hố đen nghệ thuật được tạo ra từ năm 1992 - Ảnh 1.

    "Descent Into Limbo"

    Vụ việc - đã khiến cho buổi triển lãm trở nên kỳ bí và gây tò mò hơn nhiều so với ban đầu. Xảy ra vào thứ 2 tuần trước, vị khách 60 tuổi người Ý kia may mắn chỉ bị xây xát nhẹ chứ không có gì nghiêm trọng.

    Trên thực tế, việc này khiến những người tổ chức phải nghiêm túc nghĩ đến việc cảnh báo du khách khi họ thăm thú "Descent Into Limbo".

    Cách bố trí khiến tác phẩm này trông như... giả vờ, với hố đen 2D sơn vẽ trên nền bê tông trong một căn phòng nhỏ. Tuy nhiên, bên dưới lại là khoảng không đen ngòm sâu tới 2,5m.

    Vì tò mò, du khách Ý bị rơi xuống hố đen nghệ thuật được tạo ra từ năm 1992 - Ảnh 2.
    Vì tò mò, du khách Ý bị rơi xuống hố đen nghệ thuật được tạo ra từ năm 1992 - Ảnh 3.

    Cách bố trí khiến tác phẩm này trông như... giả vờ, với hố đen 2D sơn vẽ trên nền bê tông trong một căn phòng nhỏ. Tuy nhiên, bên dưới lại là khoảng không đen ngòm sâu tới 2,5m

    Khoảng trống đó được bao phủ bởi vật chất siêu tối, hầu như không phản xạ ánh sáng, vì vậy mắt người không thể quan sát được bên dưới.

    Khái niệm này nghe rất quen, có thể bạn đã biết tới vantablack, vật liệu đen tối nhất trên trái đất, được các nhà khoa học Anh khám phá vào năm 2014. Nó có thể hấp thu 99,96% ánh sáng và các tia nhìn bằng mắt thường.

    Sự thật, Kapoor - nhà điêu khắc người Anh, nổi tiếng với những tác phẩm độc dị quy mô lớn, đã được độc quyền sử dụng vantablack trong nghệ thuật từ năm 2016.

    Tuy nhiên, "Descent Into Limbo" là một tác phẩm từ năm 1992, rất lâu trước khi vantablack được phát hiện. Quả thực, hiệu ứng hố đen thần bí kia đến từ cách bố trí kiến trúc và ánh sáng. Nó đã tạo nên hiệu ứng tương đồng với vantablack. 

    Chỉ vậy thôi, tốt nhất thấy gì hay với đẹp, chỉ nên đứng từ xa nhìn ngắm thôi chứ đừng tìm cách sờ vào bằng được.

    Theo Sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày