Video: Cách ly xã hội có ích như thế nào trước dịch bệnh, khi nào chúng ta có thể quay lại cuộc sống bình thường?
Liệu nó có thể kết thúc sớm hơn, hay thậm chí kéo dài hơn dựa trên những diễn biến mới của dịch bệnh hay không?
Giữa đại dịch COVID-19 đang lây lan mạnh trên toàn thế giới, có lẽ bạn đang phải ở nhà vào lúc này. Đó là vì Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện một chiến lược "làm phẳng đường cong" để kiểm soát dịch bệnh.
Điều này yêu cầu chính phủ phải ban hành các biện pháp "cách ly xã hội", bao gồm hủy bỏ các sự kiện tập trung đông người, yêu cầu người dân ở nhà và chỉ được ra ngoài khi thực sự cần thiết.
Trong khi lệnh hạn chế đi lại ở Việt Nam dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 15/4, nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng: Liệu nó có thể kết thúc sớm hơn, hay thậm chí kéo dài hơn dựa trên những diễn biến mới của dịch bệnh hay không?
Các chuyên gia cho biết khoảng thời gian kết thúc cách ly xã hội phải được cân nhắc cực kỳ cẩn thận. Bởi nếu kết thúc quá sớm, dịch bệnh có thể lại bùng phát trở lại. Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao trong video dưới đây:
Khi nào thì cách ly xã hội kết thúc và chúng ta có thể trở lại cuộc sống bình thường?
"Làm phẳng đường cong" và chấm dứt dịch bệnh
Vì virus corona lây lan chủ yếu qua các giọt hô hấp, đặc biệt là khi mọi người ho hoặc hắt hơi, nên các biện pháp cách ly xã hội cần phải được thực hiện để kiểm soát dịch bệnh. Cách ly xã hội có nghĩa là giảm thiểu những dịp mà mọi người gặp nhau, và tăng khoảng cách tiếp xúc mỗi khi chúng ta bắt buộc phải gặp mặt ngoài đời thực.
WHO khuyến cáo trong dịch COVID-19, mọi người nên đứng cách nhau ít nhất 1 mét để hạn chế nguy cơ lây nhiễm, trong khi, một số chuyên gia y tế cho rằng khoảng cách tối thiểu nên là 2 mét và thậm chí xa hơn.
Một số biện pháp cách ly xã hội bao gồm: đóng cửa trường học, doanh nghiệp, làm việc và học tập từ xa, giảm tần suất phương tiện công cộng, tránh các hoạt động tụ tập thành đám đông, ban hành các lệnh hạn chế đi lại, yêu cầu mọi người ở nhà và chỉ được ra ngoài khi thực sự cần thiết...
Đó đều là những biện pháp mà Việt Nam đã áp dụng từ thời điểm ban đầu của dịch bệnh – khoảng thời gian vàng để thực hiện các biện pháp này.
Mục tiêu của các biện pháp cách ly xã hội là để "làm phẳng đường cong", trì hoãn đỉnh dịch và hạn chế sự quá tải cho các bệnh viện.
Ngược lại, nếu để virus lan truyền một cách tự nhiên và mạnh mẽ trong cộng đồng mặc dù có thể tạo miễn dịch cộng đồng và khiến virus biến mất nhanh chóng, tuy nhiên, nó sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế của chúng ta vì sẽ có nhiều người bệnh hơn, nhiều ca bệnh nặng hơn và chắc chắn là nhiều ca tử vong hơn.
Cách ly xã hội để làm phẳng đỉnh dịch cho phép các nhân viên y tế có thời gian chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, hoặc khi chính họ bị nhiễm COVID-19 có thể hồi phục và đi làm trở lại. Trì hoãn đỉnh dịch cũng có thể giúp cầm cự cho tới khi chúng ta có được một loại vắc-xin để đối phó với Covid-19.
Các chuyên gia y tế cho rằng cách ly xã hội cần phải được thực hiện triệt để cho tới khi chúng ta có được vắc-xin COVID-19 và triển khai nó trên toàn thế giới để tạo ra miễn dịch cộng đồng. Điều này có thể mất ít nhất 12-18 tháng.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải ở nhà từ giờ cho tới mùa đông sang năm. Các mức độ cách ly xã hội có thể được hạ dần xuống khi dịch bệnh qua đỉnh, và số lượng ca nhiễm COVID-19 mỗi ngày giảm dần.
Mặc dù vậy, nó không nên được kết thúc quá sớm, bởi dịch bệnh có thể bùng phát trở lại khi cách ly xã hội được phá bỏ. Khi đó, sự kết thúc của đường cong này có thể là khởi đầu của một đường cong dịch bệnh khác.
Tham khảo Businessinsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI