Đây cũng chính là lý do vì sao drone lại bị cấm ở những sân bay để đảm bảo an toàn hàng không
Nếu là một người chơi drone hay đã từng tìm hiểu về món đồ công nghệ này, chắc chắn bạn cũng biết một số nơi trên thế giới đã có luật cấm sử dụng drone tại những địa điểm nhất định, như khu quân sự, nơi cần bảo mật cao hay ở sân bay. Lý do bởi chúng có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc, đem lại những hậu quả lớn về cả người và của, như vụ tại nạn drone va chạm máy bay tại Canada ngay trên không trung.
Thế nhưng thiệt hại mà Drone có thể gây ra sẽ nghiêm trọng tới mức nào? Mới đây, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm va chạm giữa drone và máy bay để tìm ra câu trả lời, trong đó bao gồm các bài test giữa drone và cánh máy bay trong môi trường tái tạo tại phòng thí nghiệm.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu tại đại học Dayton đã thiết kế lại cảnh va chạm với vận tốc 383 km/h. Kết quả cho thấy drone hoàn toàn bị phá hủy, thế nhưng nó vẫn đủ cứng để xuyên thủng qua cánh máy bay chứ không hề vỡ vụn ra thành nhiều mảnh. Chính điều này sẽ làm cú va chạm trở nên nghiêm trọng hơn.
Thử nghiệm Drone va chạm với cánh máy bay
Trước đó, các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm với chim nhưng kết quả cho thấy, chim khi bay trên không trung sẽ không thể xuyên thủng cánh máy bay như drone được, mặc dù cả 2 vật thể đều có khối lượng và kích thước gần tương đương nhau.
Kevin Poorman, trường nhóm nghiên cứu đã cho biết: "Lũ chim có thể gây hỏng cho phần cạnh của cánh máy bay, thế nhưng drone Phantom lại có thể đâm thủng nó".
Được biết, nghiên cứu này sẽ góp phần giúp các phi công và Cục hàng Không Liên Bang Mỹ (FAA) hiểu được chính xác những mối nguy hiểm nào mà máy bay không người lái có thể gây ra cho máy bay. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy, khi đạt tốc độ nhất định, drone sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không may xảy ra va chạm.
Tham khảo Popular Mechanic
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"