Bitcoin càng ngày càng trở nên nổi biến. Theo phát hiện gần đây, tỉ lệ tăng giá của nó không phải là thứ duy nhất có sự gia tăng đột biến. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng cái đồng tiền mã hoá này đang tiêu thụ điện năng còn nhiều hơn cả 20 quốc gia ở Châu Âu.
Các nhà nghiên cứu đến từ hệ thống so sánh giá năng lượng Power Compare của Anh đã phát hiện ra rằng tổng lượng điện cần thiết cho việc đào Bitcoin - quá trình tính toán của các giao dịch trên blockchain - giờ đây tiêu thụ nhiều hơn của 159 quốc gia riêng lẻ. Danh sách bao gồm các nước như Ireland, Croatia, Serbia, Slovakia và Iceland.
Thú vị là, chỉ có 3 nước trên toàn châu Phi hiện đang tiêu thụ nhiều điện hơn Bitcoin: Nam Phi, Ai Cập và Algeria.
Xem biểu đồ này để hiểu rõ hơn chi tiết:
Power Compare ngoài ra còn lưu ý rằng mức độ tiêu thụ điện năng ước tính hàng năm của Bitcoin là 29,05 TWh - tương đương với 0,13% nhu cầu điện của toàn thế giới.
Điều này có nghĩa là, nếu chúng ta gom các thợ mỏ Bitcoin vào và lập thành một quốc gia, thì quốc gia này sẽ đứng thứ 61 trên toàn cầu về tổng lượng điện tiêu thụ. Đây là lý do tại sao cộng đồng khai thác mỏ Bitcoin đóng một phần quan trọng trong các thảo luận về Segwit2X.
Theo Power Compare, việc đào Bitcoin đã chứng kiến sự gia tăng tiêu thụ gần 30% trong 30 ngày vừa qua.
Điều thú vị là, nghiên cứu chỉ ra rằng, giả sử nhu cầu điện của Bitcoin tiếp tục tăng với tốc độ này, mức tiêu thụ khoáng sản toàn cầu có thể lớn hơn cung cấp điện toàn bộ của Anh vào tháng 10 năm sau.
Trong trường hợp bạn đang tự hỏi những tổng số tiền điện của hoạt động này sẽ lên đến mức nào, các nhà nghiên cứu ước tính chi phí khai thác mỏ Bitcoin hằng năm hiện tại đang đứng ở mức 1,5 tỷ USD. Một điều cần lưu ý là dự toán giả định khai thác mỏ xảy ra ở những nơi có tỷ lệ điện năng thấp. Vì vậy con số này có thể cao hơn trong thực tế.
Tham khảo The Next Web
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"