Vừa qua, tạp chí Asian Scientist (Singapore) đã vinh danh 100 nhà khoa học hàng đầu Châu Á năm 2018. Việt nam vinh dự có mặt hai nhà khoa học thuộc hai lĩnh vực khác nhau.
- Trông thì đơn giản, 72% số người được hỏi không biết chữ cái này viết như thế nào
- Đây là lí do những "ông trùm công nghệ" của thế giới không thích con cái đến gần công nghệ
- CEO Navigos Search kể chuyện công ty nhân sự bị chảy máu nhân sự: Xử lý sao khi đối thủ trả lương gấp 2, gấp 3 để "giật" người tài?
Một là PGS.TS Nguyễn Sum ngành Toán học và hai là GS.TS Phan Thanh Sơn Nam ngành Hóa học.
Tạp chí Asian ScientistScientist. Hình minh hoạ
PGS.TS Nguyễn Sum sinh năm 1961 tại xã Cát Tài, huyện Phù Cát, Bình Định. Năm 2017, PGS.TS Nguyễn Sum thuộc khoa Toán trường Đại học Quy nhơn được trao giải thưởng Tạ Quang Bửu. Đây là giải thưởng duy nhất ở Việt nam do các nhà khoa học bình chọn.
Tuy rằng trường Đại học Quy nhơn không phải là trung tâm nghiên cứu lớn về toán học ở Việt nam, những công trình của PGS. TS Nguyễn Sum đã được đăng trên các tạp chí hàng đầu về toán học.
Công trình nổi bật của PGS.TS là "Về bài toán hit của Peterson" thuộc lĩnh vực Topo đại số, đăng trên tạp chí Advances in Mathematics, số 274, ngày 9/4/2015. Đây là bài toán mở được nhà toán học Frank Peterson (MIT, Mỹ) đề ra năm 1986. Tuy được quan tâm nhưng quá phức tạp nên việc giải quyết rất chậm.
Năm 2005, PGS.TS bắt đầu tiếp cận bài toán và mất ba năm chỉ để giải quyết một trường hợp đặc biệt với bản thảo 240 trang. Sau bảy năm nghiên cứu, PGS.TS đã nộp bài báo cho tạp chí. Sau nhiều vòng phản biện và bài báo được chấp nhận đăng tải năm 2015 qua nhiều lần chỉnh sửa. PGS.TS cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi bài toán này.
Tính từ 2010, PGS.TS Nguyễn Sum đã có 9 bài báo quốc tế với 6 bài thuộc SCI. Tuy rằng ông có thể chia nhỏ nghiên cứu về bài toán Peterson thành nhiều bài báo khoa học nhưng ông cho rằng cần hoàn thiện để có chất lượng cao.
Theo GS.TS Đinh Dũng, phó chủ tịch hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2017, cho biết PGS.TS Nguyễn Sum không chạy theo số lượng bài báo mà kiên trì với một bài toán khó. Nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Sum là một bước tiến mới trong việc giải quyết bài toán Peterson kể từ năm 1990.
GS.TS Phan Thanh Sơn Nam công tác tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM. Ông là tác giả chính của công trình khoa học về chất xúc tác trong lĩnh vực hóa học kỹ thuật. Công trình nghiên cứu ứng dụng vật liệu khung hữu cơ-kim loại (MOFs) làm chất xúc tác cho các ứng tổng hợp các hợp chất hữu cơ họ
Hình minh hoạ.
Đặc biệt, công trình đã phát hiện ra một chuyển hóa của N-methilaniline chưa từng được công bố. Công trình này giúp ông nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu 2017, người thứ hai nhận giải thưởng này chính là PGS.TS Nguyễn Sum.
GS.TS Phan Thanh Sơn Nam sinh năm 1977 và là giáo sư trẻ tuổi nhất Việt nam khi mới 36 tuổi. Cho đến nay, GS.TS Phan Thanh Sơn Nam đã có 89 bài báo khoa học trong đó có 74 bài thuộc ISI.
Ông chia sẻ rằng năm 2006 trở về Việt nam sau khi hoàn thành thực tập sinh sau Tiến sĩ tại Mỹ, việc nghiên cứu cơ bản ở trong nước rất hạn chế. Sau khi có quỹ NAFOSTED và sự đầu tư phòng thí nghiệm của Đại học quốc gia thì ông mới có cơ hội tiếp tục niềm đam mê nghiên cứu.
Tổng hợp nhiều nguồn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI