VinFast trở thành công ty chuyên sản xuất xe điện lớn thứ 3 thế giới nếu được định giá 23 tỷ USD
Theo dữ liệu từ Companies Market Cap, thế giới hiện chỉ có đúng 10 công ty chuyên sản xuất xe điện có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Trong đó, chỉ có Tesla của Mỹ và Li Auto của Trung Quốc có vốn hóa lớn hơn mức định giá của VinFast.
- Ví da Apple MagSafe quá đắt? Đừng lo vì đã có sản phẩm này, tới từ thương hiệu Mỹ, dùng ngon hơn hàng Apple mà giá lại rẻ hơn
- "Vũ khí" giúp hãng xe điện Việt non trẻ được Grab, Baemin, Lazada chọn mặt gửi vàng: Chỉ mất 2 phút để có pin đầy
- Đây là 3 mẫu smartphone tốt nhất có giá dưới 5 triệu đồng: Rẻ và có thứ không thể tìm thấy trên điện thoại đắt tiền
Theo tin từ Bloomberg, ngày 12/5/2023, VinFast Auto Pte. Ltd. (“VinFast”) và Black Spade Acquisition Co (“Black Spade”) (NYSE: BSAQ) công bố thỏa thuận sáp nhập doanh nghiệp. Sau giao dịch, VinFast có mức định giá hơn 23 tỷ USD và tiếp tục kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
23 tỷ USD là một con số khổng lồ, đặc biệt đối với một “tân binh” như VinFast. Để dễ hình dung, trong suốt lịch sử phát triển 23 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa từng có doanh nghiệp nào chạm đến mức vốn hóa trên, ngay cả tại thời kỳ bùng nổ nhất. Doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán đang là Vietcombank hiện có vốn hóa chưa đến 19 tỷ USD.
Mức định giá cao ngất ngưởng có thể đưa VinFast trở thành công ty lớn thứ 3 trong lĩnh vực sản xuất xe điện trên thế giới. Tính đến ngày 12/5, theo dữ liệu từ Companies Market Cap, thế giới chỉ có đúng 10 công ty sản xuất xe điện (chỉ tính các công ty chuyên sản xuất xe điện và xe sử dụng năng lượng mới) có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD.
Top 10 công ty xe điện lớn nhất thế giới xét theo giá trị vốn hóa thị trường chủ yếu là những cái tên đến từ Mỹ và Trung Quốc chiếm đa số. Trong danh sách này, Mỹ có 4 đại diện là Tesla, Rivian, Lucid Motor, Fisker và Trung Quốc góp mặt 5 cái tên bao gồm Li Auto, Nio, Xpeng, Yadea Group, Leapmotor. Công ty xe điện duy nhất trong top 10 vốn hóa không phải của Mỹ hay Trung Quốc là Polestar đến từ Thuỵ Điển.
Đứng đầu danh sách vẫn là Tesla của tỷ phú Elon Musk với vốn hóa thị trường 545,4 tỷ USD, bỏ rất xa những cái tên phía sau. Con số này thậm chí còn gấp hơn 5 lần tổng giá trị của các công ty còn lại trong top 10. Tesla còn là công ty lớn thứ 9 thế giới, chỉ sau những “tên tuổi” như Apple, Microsoft, Saudi Aramco, Alphabet (công ty mẹ Google), Amazon, Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett, NVIDIA và Meta Platforms (công ty mẹ Facebook).
Theo sau Tesla là 2 startup xe điện đầu tiên của Trung Quốc niêm yết tại Mỹ. Li Auto hiện có vốn hóa thị trường 28,59 tỷ USD trong khi giá trị vốn hóa của Nio là 14,26 tỷ USD. Kế đến là Rivian của Mỹ - startup xe điện “đình đám” được Amazon của Jeff Bezos đầu tư. Những cái tên còn lại trong top 10 công ty xe điện lớn nhất thế giới lần lượt là Lucid Motor, Xpeng, Polestar, Yadea Group, Leapmotor, Fisker.
Thực tế, thị trường xe điện không chỉ đơn thuần là cuộc chơi của các startup mà còn có sự tham gia của những tên tuổi lâu đời trong ngành công nghiệp ô tô với tiềm lực tài chính khổng lồ. Toyota, Volkswagen, Ford, BMW, Huyndai, Honda, KIA… đều có tham vọng với lĩnh vực này dù mức độ “chịu chơi” có thể khác nhau.
Điển hình như Volkswagen, hãng đã cam kết lớn với xe điện sau vụ bê bối Dieselgate. Tập đoàn đặt mục tiêu sản xuất 22 triệu xe điện vào năm 2028 và đang tung ra nhiều mẫu xe khác nhau bao gồm ID.3 hatchback, ID.4 SUV và ID. Buzz. Ford cũng đã công bố khoản đầu tư trị giá 22 tỷ USD vào xe điện từ năm 2021 đến năm 2025. Thương hiệu này đã sản xuất chiếc Mustang Mach-E thứ 150.000 vào tháng 11/2022 và đang đặt mục tiêu sản xuất 270.000 chiếc chỉ riêng trong năm 2023.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"