Virus corona mới có thể lây truyền qua khí dung: Chuyên gia hóa học phân tích chi tiết các vấn đề mọi người cần nắm rõ
Mới đây, trang thông tin chính thống của Trung Quốc Tân Hoa Xã nhận định, khí dung (aerosol) có thể giúp virus corona mới phát tán rộng nếu người hít phải hạt bụi khí chứa loại virus này khiến nhiều người hoang mang.
- Người Trung Quốc dùng ứng dụng nào đối phó virus Corona?
- Phòng virus corona bằng khẩu trang, nước rửa tay là chưa đủ, lá chắn vững vàng nhất chính là kiểm tra để bổ sung kiến thức thường xuyên
- Việt Nam là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công Kit thử nhanh virus Corona trong 70 phút
- NÓNG: Không có chuyện "virus corona lây truyền qua bụi khí"!
- Trung Quốc ngăn không cho Foxconn trở lại hoạt động vì virus Corona
Virus corona lây nhiễm qua khí dung - Xác nhận thêm con đường lây lan của virus corona mới (NCP)
Theo đó, Zeng Qun, cục phó Cục dân sự Thượng Hải, cho biết tại buổi họp báo hôm 8/2, khí dung có tên gọi hóa học là Aerosol hay còn gọi là sol khí, là những giọt bụi nước hòa vào không khí. Theo vị chuyên gia này, con người có thể dễ dàng nhiễm nCOV nếu hít phải khí dung chứa loại virus này.
Con người có thể dễ dàng nhiễm nCOV nếu hít phải khí dung chứa loại virus này.
Thông tin này hiện đang khiến mọi người vô cùng hoang mang. Nhiều người đang đặt ra nghi vấn liệu sống trong môi trường có sương mù, hơi nước cao như thời điểm hiện nay thì khí dung khuếch tán trong môi trường có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác hay không. Chưa kể, lúc con người ho, hắt xì có khả năng tạo ra khí dung hay không. Nếu có thể thì nguy cơ lây nhiễm virus corona mới thật sự khiến chúng ta không khỏi rùng mình .
Virus corona mới có thể lây truyền qua khí dung: Chuyên gia lý giải tường tận
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), aerosol hay chính là sol khí (son khí, xon khí). Đây là hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng, trong không khí hoặc chất khí khác. Aerosol có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc từ con người.
Ở nguồn gốc tự nhiên, aerosol là dạng sương mù, dịch tiết của rừng, mạch nước phun. Ở nguồn gốc nhân tạo, aerosol là sương mù do ô nhiễm, bụi, ô nhiễm không khí, khói. Thông thường, aerosol thường để chỉ dạng phun-xịt sol khí, ví dụ như trong ứng dụng kĩ thuật sơn, bình xịt cho những người bệnh hen suyễn.
Hơi thở của người bệnh nhiễm virus corona khi thở ra cũng có aerosol, có khả năng tạo điều kiện cho virus lan truyền và lây nhiễm cho người xung quanh nếu không đảm bảo đúng kỹ thuật điều trị.
Các ứng dụng kỹ thuật khác của aerosol bao gồm rải thuốc trừ sâu, máy hô hấp nhân tạo , kỹ thuật cháy nổ. Các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp với các hạt nhỏ trong khí thở và những hạt bụi nhỏ lơ lửng với đường kính động học nhỏ hơn 10 micromet, có tiềm năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, cũng được gọi là aerosol.
Vị chuyên gia này khẳng định: "Aerosol xuất hiện ở khắp mọi nơi trong tự nhiên và chính bản thân chúng ta cũng có khả năng tạo ra aerosol. Aerosol trong ứng dụng y học là một phương pháp chữa bệnh gọi là "khí dung". Theo đó, các bác sĩ sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạch đường hô hấp trên hoặc dưới cho bệnh nhân. Hơi thở của người bệnh nhiễm virus corona khi thở ra cũng có aerosol, có khả năng tạo điều kiện cho virus lan truyền và lây nhiễm cho người xung quanh nếu không đảm bảo đúng kỹ thuật điều trị".
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, điều đó cũng có nghĩa là, một bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới có thể tạo ra khí dung lây truyền con virus này cho những người ở gần mình. Khí dung được tạo ra giúp bệnh nhân hít thở, trong quá trình điều trị bằng kháng sinh... loại khí này dễ dàng lây truyền từ người đang nằm điều trị đến những người xung quanh trong khoảng cách khoảng 2m trở lại.
Chưa kể, virus corona còn có thể tồn tại trong bầu khí dung, máy và bề mặt các đồ vật xung quanh người bệnh, nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc bề mặt cũng rất cao. Đó chính là lý do nhân viên y tế cũng có nguy cơ mắc bệnh do virus corona mới cực cao nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật kiểm soát kháng khuẩn.
Một bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới có thể tạo ra khí dung lây truyền con virus này cho những người ở gần mình.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, aerosol có thể lây truyền qua không khí nhưng ở dưới dạng hạt sương nhỏ. Những hạt sương nhỏ được tạo ra từ máy khí dung có thể bay trong không khí, người ở gần khi hít phải với nồng độ cao sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp nói chung, lây nhiễm virus corona mới nói riêng.
"Aerosol trong tự nhiên không gây hại cho sức khỏe con người. Nó chỉ gây hại khi đó là khí dung tạo ra trong quá trình hô hấp của người nhiễm bệnh. Thêm nữa, nhiều người hiện nay đang hiểu lầm khí dung là bụi khí. Đây là nhận định sai lầm hoàn toàn bởi lẽ khí dung không có khả năng bay lung tung trong không khí thông thường và ứng dụng của khí dung chỉ dùng trong cơ sở y tế", TS Trần Hồng Côn khẳng định.
Trung Quốc xác nhận virus corona có thể lây truyền qua khí dung Đọc ngay
Đây là phát hiện mới khiến nhiều người hiểu lầm, thêm hoang mang về virus corona, xuất phát từ việc nhìn nhận chưa đúng. Thêm nữa, phát hiện cũng là điều chúng ta cần chú ý hơn nữa khi tiến hành xông khí dung để điều trị cho bệnh nhân, tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona mới.
Bạn đã biết rửa tay đúng cách để tránh nguy cơ lây nhiễm virus corona mới? Cùng tìm hiểu qua bài test dưới đây nhé!
Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm do aerosol tạo ra trong quá trình hô hấp cho người bị viêm đường hô hấp nói chung, chuyên gia khuyên mỗi bệnh nhân chỉ nên dùng một bầu khí dung, tuyệt đối không dùng chung từ 2 người trở lên vì sẽ đẩy nguy cơ lây nhiễm bệnh. Khí dung trong buông bệnh có người mắc bệnh ở khoảng cách 2m trở lại sẽ tạo điều kiện phát tán virus từ hô hấp người bệnh ra xung quanh theo con đường khí dung nên trong y tế cần hạn chế khí dung, khi tiến hành cần phải tuân thủ quy trình kỹ thuật để kiểm soát nhiễm khuẩn. Nói chung càng hạn chế khí dung càng tốt, trừ khi đó là chỉ định bắt buộc của bác sĩ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Xiaomi cân nhắc cấm vĩnh viễn người dùng mở khóa bootloader
Một thông tin không mấy tích cực đối với những người đam mê "vọc vạch" điện thoại Xiaomi.
Bị Mỹ cấm vận, người Nga bất ngờ có trên tay sản phẩm chưa ra mắt của Apple