Với một video 35 triệu view, anh chàng này thuyết phục được vô số người rằng Mark Zuckerberg sẽ xóa Facebook
Một case study thú vị, chân thực về sức lan tỏa của tin giả và tin gây shock.
- Facebook khẳng định người dùng không phải là sản phẩm và chỉ thu thập thông tin của họ để nâng cao trải nghiệm dịch vụ
- TP HCM: Xúc phạm đồng nghiệp trên facebook, thầy giáo bồi thường 20 triệu đồng
- Đây chính là tính năng xóa tin nhắn Messenger của Facebook
- Facebook đã cho phép sử dụng video làm bìa trang cá nhân, và đây là cách thực hiện
- Ngay sau khi đăng nhập bằng tài khoản Facebook trên các trang web, dữ liệu cá nhân của bạn có thể đã bị đánh cắp
Vài năm trước, Andrew Oleck gãi cằm tự hỏi rằng liệu mình có thể tạo ra một cái video có thể lan truyền đi muôn nơi không. Nhà làm phim này đã làm quảng cáo suốt 10 năm qua rồi, anh muốn vươn tới những ngóc ngách khác nữa của mạng Internet.
Mất một thời gian để anh có thể thành công. Vào ngày Cá tháng Tư vừa rồi, Andrew Oleck đăng tải một video ngắn dài 3 phút, trong đó là cảnh Mark Zuckerberg đưa ra quyết định mình sẽ xóa Facebook. Tính tới thời điểm hiện tại, video đã có 35 triệu lượt xem.
Nhưng điều đáng chú ý là đây: rất nhiều người tin video này là thật.
Một Thế giới Không còn Facebook.
Thực ra thì nhìn thoáng qua, cũng thấy video này thuyết phục phết. "Một Thế giới Không còn Facebook", tựa đề của nó cũng rất phù hợp với tình cảnh hiện tại: cách đây chẳng lâu lắm, Facebook vướng vào vụ lùm xùm làm lộ thông tin người dùng, Mark Zuckerberg phải ngồi trước các Thượng Nghị sĩ Mỹ để thực hiện điều trần về vụ việc trên.
Trong video, Mark Zuckerberg (giả) phân tích tại sao tin giả là nguyên nhân chính khiến anh xóa hẳn Facebook. Tuy nhiên, chứng cứ cho thấy video này là giả xuất hiện ngay tại đoạn đầu luôn:
Miệng Zuckerberg méo một cách rất không tự nhiên. Đó chỉ là hình ảnh sử dụng hiệu ứng đặc biệt của phần mềm Adobe After Effects thôi. Giọng Zuckerberg cũng trầm hơn bình thường – vì đó chính là giọng anh Oleck. Hình ảnh Zuckerberg ngồi đó cũng có độ phân giải thấp hơn so phần còn lại của video.
Và một chứng cứ rõ ràng nhất, không thể chối cãi được, đó là dòng chữ "Video này mang tính chất châm biếm" to đùng đặt cuối video. À, còn một điều nữa, video này được đăng tải vào ngày Cá tháng Tư.
Miệng Zuckerberg méo bất thường.
"Tôi muốn tạo ra một video mà ai cũng có thể hiểu được, người ta sẽ xem nó và sẽ đều bị cuốn vào nội dung của nó", Oleck nói với tạp chí Gizmodo trong một buổi phỏng vấn. "Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng đây là thứ chưa từng ai thực hiện t rước đâu. Và trong một thực tại khác với hiện tại, sẽ rất tuyệt nếu như anh Zuck nghĩ rằng đứa con tinh thần của mình đã vượt tầm kiểm soát, và chính anh sẽ phải ngăn nó lại".
Ban đầu, video này chưa phải là một "cú hit" thực sự đâu. Vài ngày sau khi đăng tải video, anh trả thêm chút tiền quảng cáo để khiến video bay xa hơn, nhưng chỉ mang về thêm được khoảng 100.000 lượt xem thôi.
Nhưng vào ngày 10 và 11 tháng Tư, Zuckerberg bước vào hai ngày điều trần, giải thích những gì đã xảy ra và cố gắng bảo vệ công ty mình trước scandal làm lộ thông tin người dùng. Tát nước theo mưa, anh Oleck quyết định trả thêm một chút tiền quảng cáo nữa để xem chuyện gì đã xảy ra. Tổng 35 triệu lượt xem video là những gì đã xảy ra.
Video "Một Thế giới Không còn Facebook" đã chạm tới 15 triệu người dùng và có một số lượt xem không tưởng. Bản thân cái bài đăng trên đã được người dùng Facebook ấn vào 42 triệu lần. Những con số cực lớn.
Nhưng trong số hơn 60.000 bình luận bên dưới video, có rất rất nhiều người tin video này là thật, bày tỏ sự đau buồn và tiếc nuối trước việc Zuckerberg sắp xóa Facebook. Những tấm ảnh bên dưới do Gizmodo chụp màn hình lại sẽ cho bạn thấy rằng dân mạng vẫn dễ mắc lừa lắm:
Việc tin giả lan trên Facebook chẳng còn mới, đây chính là một trong những vấn đề nhức nhối nhất hiện tại mà Mark Zuckerberg phải tìm cách khắc phục. Video giả của anh Oleck đột nhiên trở thành một case study cực kì hiệu quả, cho bạn thấy rõ sức lan tỏa của một thông tin được đưa lên đúng thời điểm như thế nào. Anh Oleck để ý thấy rằng video của mình có lượng xem tăng vọt đúng vào thời điểm người dùng Facebook truyền tay nhau đoạn nội dung giả này:
Mark Zuckerberg có nói về việc một phiên bản trả phí của Facebook có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Nhưng những người tạo nên nội dung giả kia vin vào cái "có thể" ấy, nhân nó lên vài lần để trở thành thông tin giả gây shock, khiến nó bay muôn nơi.
Bản thân anh Oleck thì không hề muốn có kết cục không hay này khi dựng và đăng tải đoạn video trên. Anh có muốn người ta tưởng tượng ra thế giới không có Facebook sẽ ra sao, nhưng không muốn người ta tin video của mình là một tuyên bố có thật.
"Tôi muốn ai cũng xem video của mình, nhưng mọi người lại cùng lúc đó thấy mặt Mark Zuckerberg xuất hiện trên kênh tin tức CNN và tự hỏi rằng Zuckerberg đang làm gì mà lại ngồi nói chuyện với Quốc hội như vậy", anh Oleck giải thích. "Và rồi video này xuất hiện, người ta lại tin rằng đây là một tuyên bố có thật từ chính Mark Zuckerberg".
Công nghệ đang ngày một phát triển, cái gì cũng đang tiến hóa theo, kể cả tin giả. Cái video này lại làm nổi bật ý kiến này một lần nữa. Nhưng Facebook sẽ còn tồn tại dài lâu: chẳng mạng xã hội nào hiện có đủ khả năng đánh bật Facebook cả, hoặc ít ra là chưa. Vậy thì trong khi Facebook vẫn còn ở đây, Mark Zuckerberg hay bất kì ai có khả năng hãy sớm tìm ra cách ngăn chặn những nội dung tương tự như thế này, đừng để Facebook biến thành một thứ vũ khí.
Hoặc đơn giản hơn, là hãy cứ xóa Facebook đi.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI