Với phương pháp làm lạnh dây thần kinh này, từ giờ bạn sẽ chẳng còn lo ngại chuyện tăng cân và béo phì nữa
Bằng cách triệt tiêu tín hiệu từ dạ dày lên não, giờ bạn chẳng còn phải lo ngại chuyện ăn uống vô độ của mình nữa
Đây là một ý tưởng hứa hẹn cho một cách thức giảm cân vô cùng hiệu quả cho tương lai. Bằng cách phong bế đường dẫn truyền thần kinh đưa tín hiệu từ dạ dày lên não, giờ đây, bạn đã có thể hoàn toàn từ bỏ ham muốn ăn uống.
Trong thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ này, kết quả nghiên cứu cho thấy sự giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân ở cả 10 đối tượng tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, cả tác giả nghiên cứu và các chuyên gia không nằm trong nhóm nghiên cứu đều đồng thuận rằng, cần có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định hiệu quả của phương pháp này.
“Đó là một ý tưởng rất hấp dẫn” – Bác sĩ Lawrence Cheskin, giám đốc Trung tâm quản lý cân nặng thuộc trường Đại học Johns Hopkins cho biết. "Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu thử nghiệm không có nhóm chứng. Chúng ta cần thêm các nghiên cứu khác để so sánh phương pháp này với các phương pháp điều trị khác, nhằm làm nổi bật hơn tính hiệu quả của phương pháp. Ý tưởng này rất đáng để đưa ra thử nghiệm sâu hơn.”
Thủ thuật phong bế này nhắm đến một phần của dây thần kinh phó giao cảm, mà cụ thể hơn là nhắm vào bó thần kinh phó giao cảm sau, nằm tại vị trí nền thực quản, có vai trò gửi tín hiệu cảm giác đói từ dạ dày về não. Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ dạng kim, đi từ phía lưng bệnh nhân, đồng thời dùng máy chụp cắt lớp vi tính để dẫn đường kim đến đúng vị trí cần phong bế. Sau đó, họ sẽ giải phóng khí argon từ đầu kim, và loại khí này sẽ hạ nhiệt độ của khu vực thần kinh phó giao cảm xuống dưới 0 độ, từ đó gây tê liệt hoàn toàn và ngăn chặn nó dẫn truyền tín hiệu về não.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức giảm cân nặng trung bình lên tới con số 3,6% trọng lượng cơ thể, trong khoảng thời gian 90 ngày. Về mặt cơ chế, phương pháp này không chỉ góp phần ngăn chặn cảm giác đói, mà nó còn thức ăn di chuyển chậm hơn trong đường ruột, từ đó làm bệnh nhân có cảm giác no lâu hơn và dẫn tới việc giảm nhu cầu ăn uống. Tất nhiên, nó cũng có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm nôn và buồn nôn, nhưng báo cáo nghiên cứu vẫn chưa ghi nhận trường hợp này xảy ra tác dụng phụ. Ngoài ra, do đây là một thủ thuật xâm lấn, các biến chứng chảy máu và nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra, nhưng với việc kiểm soát tốt quy trình thủ thuật, có lẽ đây không phải là vấn đề quá đáng lo ngại.
Bác sĩ Cheskin cho biết, phương pháp này chỉ có thể phát huy trong thời gian dài. Bởi cơ thể của chúng ta có rất nhiều cơ chế khác nhau nhằm duy trì cân nặng hiện tại. Việc giảm lượng thức ăn đưa vào có thể dẫn tới phản ứng của cơ thể thông qua cách tự làm chậm các chu trình chuyển hóa. Và sự thay đổi cân nặng có thể chỉ được thấy rõ sau vài tháng, và có khi là sau cả một năm.
“Thủ thuật này sẽ không triệt tiêu hoàn toàn cảm giác thèm ăn. Đám rối thần kinh phó giao cảm bao gồm cả bó trước và bó sau, do đó chúng tôi chỉ phong bế một trong số chúng. Bên cạnh đó, khoảng thời gian kéo dài này cũng là khá thích hợp để cơ thể có thể kịp thích nghi với một chế độ ăn uống mới.”.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, thử nghiệm lâm sàng này vẫn chưa lọc được các sai số gây ra do hiệu ứng giả dược. “Đó chính là nguyên nhân tại sao chúng ta cần tiến hành thêm những nghiên cứu khác với nhóm đối chứng song song. Chúng tôi khá tự tin vào phương pháp của mình, và hi vọng mọi người sẽ sớm có câu trả lời.”
Tham khảo: Livescience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI