Vụ xả súng khủng bố man rợ ở New Zealand được thiết kế để lan truyền trên Facebook và YouTube

    Damien,  

    Khủng bố thời 4.0.

    Vụ xả súng kinh hoàng tại hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, New Zealand, ngay từ đầu đã được thiết kế để gây chú ý cho dư luận, tận dụng mọi phương tiện truyền thông xã hội để đảm bảo càng nhiều người biết càng tốt, biết đến cả những người tử vong lẫn thông điệp đầy thù hằn ẩn trong hành động độc ác. 

    Các quan chức đã báo cáo rằng "một số lượng đáng kể" người dân đã tử nạn trong hai cuộc tấn công. Đến nay, một số người đã bị bắt giữ. Cảnh sát New Zealand đã yêu cầu người dân tránh xa khỏi các nhà thờ Hồi giáo và yêu cầu các nhờ thờ Hồi giáo phải tạm thời đóng cửa.

    Vụ xả súng khủng bố man rợ ở New Zealand được thiết kế để lan truyền trên Facebook và YouTube - Ảnh 1.

    Một đoạn video dài 17 phút của vụ xả súng đã được đăng lên Facebook, YouTube, Twitter và Instagram. Nhiều trang web đưa ra những thông tin sâu hơn, bao gồm các liên kết đến một bản tuyên ngôn và một trang Facebook nơi người đăng bị tình nghi là kẻ xả súng cho biết hắn sẽ tưởng thuật trực tiếp vụ xả súng này. Facebook đã xóa trang và video liên quan, nhưng trước đó thì video này đã lan truyền trên khắp internet rồi.

    Cả video và bản tuyên ngôn đều được thiết kế để tối đa hóa sự chú ý. Đầu video, hung thủ nói, "Các bạn, hãy nhấn nút theo dõi PewDiePie", liên quan đến YouTuber nổi tiếng Felix Kjellberg. Kênh YouTube của Kjellberg có tới 89 triệu người theo dõi, fan của PewDiePie cũng làm nhiều trò để có thêm người đăng ký kênh, nhằm thắng cuộc đua với một kênh YouTube khác là T-Series.

    Phát ngôn có liên quan này buộc Kjellberg phải phủ nhận sự liên quan đến vụ xả súng, điều mà Kjellberg đã làm ngay sau đó, kèm theo lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân. Vị trí của Kjellberg không dễ chịu chút nào; nếu anh ấy không phủ nhận sự liên quan đến vụ xả súng ngay lập tức, thì có lẽ sẽ có người cho rằng kênh của anh ta bằng cách nào đó là nguồn cảm hứng cho kẻ giết người. Nhưng điều này cũng dẫn đến một điều rằng nếu ai đó trong số những người theo dõi của anh ấy không biết gì về vụ xả súng thì bây giờ họ đã biết về nó.

    Vụ xả súng khủng bố man rợ ở New Zealand được thiết kế để lan truyền trên Facebook và YouTube - Ảnh 2.

    Bản tuyên ngôn về vụ nổ súng được cho rằng là một bài viết phân biệt chủng tộc. Ban đầu, nó đề cập đến nạn diệt chủng người da trắng, một lý thuyết âm mưu của chủ nghĩa phát xít mới cho rằng người da trắng đang được thay thế và loại bỏ, và tuyên ngôn 14 chữ, một khẩu hiệu về người da trắng thượng đẳng. Nhiều phần của bản tuyên ngôn sử dụng những từ ngữ thông dụng để củng cố sự lan tỏa của nó.

    Nó nhắc tới một loạt trò chơi nổi tiếng, cá nhân có tiếng nói trong cộng đồng, đá đưa tới những vấn đề xã hội đang được bàn tán nhiều.

    Nói chung, các vụ xả súng hàng loạt thường có mục đích là để thu hút sự chú ý của mọi người. Các phương tiện truyền thông xã hội đã giúp ích rất nhiều trong việc lan truyền loại bạo lực này đến với công chúng. Trước khi có internet, bình thường chỉ có có cảnh sát hay truyền thông có quyền tiếp cận những thông tin này. Bây giờ, do có các mạng xã hội, những thông tin này sẽ được lan truyền nhanh chóng, tiếp cận đến nhiều đối tượng.

    Vụ xả súng khủng bố man rợ ở New Zealand được thiết kế để lan truyền trên Facebook và YouTube - Ảnh 3.

    Vào năm 2015, một kẻ nổ súng ở Bridgewater, Virginia, khi sát hại nạn nhân của mình đã phát sóng trên truyền hình trực tiếp và tải video lên Twitter và Facebook. Để thu hút sự chú ý của người dùng, cả hai nền tảng này đều để chế độ tự động phát video – điều sẽ có lợi cho các nhà quảng cáo. Sau vụ nổ súng đó, 2 nền tảng này vẫn không đưa ra nhiều thay đổi, người dùng vẫn phải tiếp xúc với bạo lực một lần nữa trong vụ xả súng thảm sát mới nhất. Video trực tiếp ban đầu đã khó ngăn chặn, nhưng những lần tải lại lên các trang web khác còn nguy hiểm hơn: người ta đã bắt đầu tò mò về việc chuyện gì xảy ra.

    Sự lan truyền nhanh chóng của cả video và bản tuyên ngôn cho chúng ta thấy Internet vẫn chưa được kiểm soát hiệu quả, đấy là nếu như có ai đứng ra kiểm soát chặt chẽ. Video xuất hiện nhiều lần trên YouTube và Twitter, và nhiều người đang tìm cách để đăng tải nó lên tiếp những nền tảng khác.

    Mediafire và Mega lưu trữ bản tuyên ngôn; cả hai thường được sử dụng để đăng các tài liệu bất hợp pháp vì 2 nền tảng này không giám sát người dùng, bản tuyên ngôn này cũng xuất hiện trên Scribd.

    Những người thực hiện hành vi khủng bố tại Uđã làm theo các cuộc nổ súng vào người da màu trước đó. Những vụ xả súng như bệnh truyền nhiễm vậy, những người gây ra chúng càng được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông thì sẽ càng có nhiều người làm theo. 

    Thế nhưng đó cũng không phải chỉ là lỗi của các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, báo chí và các trang web lớn. Khi người ta ngày càng biết cách thu hút sự chú ý bằng phương tiện truyền thông xã hội, với các nền tảng chính như Facebook, Twitter và Google, chính quyền sẽ phải tìm ra cách ngăn chặn việc phán tán những hành vi này. Bên cạnh đó ngăn chặn việc cổ súy hoặc hỗ trợ các cuộc khủng bố như thế này. Nếu không, có nguy cơ càng ngày sẽ càng nhiều vụ khủng bố được truyền cảm hứng từ các vụ việc đã xảy ra.

    Tham khảo The Verge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ