Wifi có gây ung thư không? Cảnh báo 5 tác động âm thầm bào mòn sức khỏe từng ngày

    Nguyễn Phượng,  

    Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ đã có những lý giải xung quanh nghi vấn sóng wifi và các thiết bị điện tử gây bệnh ung thư cho con người.

    Sóng điện từ gồm sóng viba, tia X, tia hồng ngoại,… Nó có mặt trong rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại như tivi, điện thoại, máy vi tính, lò vi sóng, cục phát mạng không dây wifi,… Khi lan truyền,bức xạ điện từ mang theo thông tin, động lượng và năng lượng.

    Trong đó, wifi là một công nghệ không dây, được sử dụng để kết nối máy tính xách tay, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác với Internet. Wifi gửi dữ liệu qua bức xạ điện từ, một loại năng lượng. Bức xạ tạo ra các vùng gọi là trường điện từ (EMF).

    Từ rất lâu, lời đồn về sóng wifi có thể gây ung thư, vô sinh,..đã được lan truyền mạnh mẽ. Thế nhưng, điều này liệu có đúng?

    Wifi có gây ung thư không?

    Thực tế cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào được công bố chứng minh wifi gây ung thư cho người.

    Bắt đầu từ năm 2011, khi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng EMF "có thể gây ung thư cho con người". Cơ quan này được thành lập bởi 30 nhà khoa học đã đánh giá các nghiên cứu về EMF và ung thư.

    Wifi có gây ung thư không? Cảnh báo 5 tác động âm thầm bào mòn sức khỏe từng ngày- Ảnh 1.

    Wifi có gây ung thư cho con người không?

    Tuy nhiên, chính các nghiên cứu của tổ chức này lại đang mâu thuẫn với nhau. Hơn nữa hầu hết các nghiên cứu đều thực hiện trên động vật chứ chưa thử nghiệm trên người.

    Chẳng hạn, theo một đánh giá nghiên cứu năm 2017, EMF từ các thiết bị không dây làm tăng nguy cơ mắc bệnh u thần kinh đệm, một loại u não. Nhưng một nghiên cứu năm 2018 nói rằng không có mối liên hệ rõ ràng giữa EMF và khối u não.

    Trong một nghiên cứu trên động vật năm 2015, việc tiếp xúc lâu dài với wifi gây ra căng thẳng oxy hóa trong tử cung của chuột. Căng thẳng oxy hóa được biết là góp phần vào sự phát triển của bệnh ung thư.

    Ngoài ra, một nghiên cứu trên động vật năm 2018 cũng cho thấy wifi làm giảm hoạt động của các enzyme chống oxy hóa, giúp chống lại stress oxy hóa.

    Tài liệu trên Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cũng chỉ rõ:

    "Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) không có quan điểm hay tuyên bố chính thức nào về việc liệu bức xạ tần số vô tuyến từ điện thoại di động, tháp điện thoại di động hoặc các nguồn khác có phải là nguyên nhân gây ung thư hay không. ACS thường tìm đến các tổ chức chuyên gia khác để xác định xem liệu có thứ gì đó gây ung thư hay không (nghĩa là liệu nó có phải là chất gây ung thư hay không), bao gồm:

    Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

    Chương trình Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ (NTP), là chương trình liên ngành của Viện Y tế Quốc gia (NIH), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).

    Các tổ chức lớn khác cũng có thể bình luận về khả năng gây ung thư của một số phơi nhiễm nhất định.

    Wifi có gây ung thư không? Cảnh báo 5 tác động âm thầm bào mòn sức khỏe từng ngày- Ảnh 2.

    Nghiên cứu về tác hại của bức xạ sóng điện từ được thực hiện trên chuột tại phòng thí nghiệm

    Dựa trên đánh giá các nghiên cứu được công bố cho đến năm 2011, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại bức xạ RF (bức xạ sóng điện từ) là "có thể gây ung thư cho con người", dựa trên bằng chứng hạn chế về khả năng tăng nguy cơ mắc khối u não ở những người sử dụng điện thoại di động. Và không đủ bằng chứng cho các loại ung thư khác.

    Năm 2020, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành một báo cáo kỹ thuật dựa trên kết quả các nghiên cứu được công bố từ năm 2008 đến năm 2018, cũng như xu hướng quốc gia về tỷ lệ ung thư. Báo cáo kết luận: "Dựa trên các nghiên cứu được mô tả chi tiết trong báo cáo này, không có đủ bằng chứng chứng minh mối liên hệ nhân quả giữa phơi nhiễm bức xạ tần số vô tuyến (RFR) và sự hình thành khối u."

    Cho đến nay, Chương trình Chất độc Quốc gia (NTP) vẫn chưa đưa bức xạ RF vào Báo cáo về Chất gây ung thư, trong đó liệt kê các mức phơi nhiễm được biết là hoặc được dự đoán hợp lý là chất gây ung thư ở người.

    Theo Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC): hiện tại không có bằng chứng khoa học nào thiết lập mối liên hệ giữa việc sử dụng thiết bị không dây và bệnh ung thư hoặc các bệnh khác. Những người đánh giá những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng thiết bị không dây đều đồng ý rằng cần có nhiều nghiên cứu dài hạn và dài hạn hơn để tìm hiểu xem liệu có cơ sở tốt hơn cho các tiêu chuẩn an toàn RF so với những tiêu chuẩn đang được sử dụng hiện nay hay không", trích dẫn Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ.

    Tác động của wifi tới sức khỏe

    Mặc dù chưa có câu trả lời chính xác về việc wifi gây ung thư nhưng thiết bị này vẫn gây những ảnh hưởng khác đến với sức khỏe con người.

    Wifi làm thiếu tập trung

    Bức xạ của wifi có thể làm giảm hoạt động của não, ảnh hưởng đến sự tập trung và trí nhớ của con người trong thời gian dài, đặc biệt là ở phụ nữ.

    Gây mệt mỏi

    Mệt mỏi kéo dài là một trong những tác động xấu của các tia phóng xạ. Sóng wifi sẽ khiến bạn thường xuyên bị mệt mỏi và thiếu năng lượng để làm việc hàng ngày.

    Tăng nhịp tim

    Như một kết quả của các phản ứng vật lý với sóng điện từ, wifi sẽ khiến nhịp tim tăng lên, tương tự như nhịp tim của một người đang bị căng thẳng. Điều này làm gia tăng các nguy cơ dẫn tới các căn bệnh tim mạch nguy hiểm.

    Wifi có thể gây mất ngủ

    Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ vào ban đêm hoặc rất khó ngủ, hãy nghĩ ngay tới wifi. Đây có thể là nguyên nhân chính. Những người sử dụng wifi thường phàn nàn mình hay bị mất ngủ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với bức xạ EMF từ các mạng wifi có thể ảnh hưởng đáng kể tới mô hình giấc ngủ, và tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác liên quan tới giấc ngủ của bạn, bao gồm tăng huyết áp và bệnh trầm cảm.

    Wifi có thể làm giảm khả năng sinh sản

    Tiếp xúc với EMFs phát ra từ wifi có thể gây phân mảnh ADN tinh trùng trong các tế bào tinh trùng và làm chậm khả năng di chuyển của chúng. Nhiệt độ tỏa ra từ laptop, máy tính bảng, thậm chí có thể giết chết các tế bào tinh trùng và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe sinh sản của nam giới.

    Wifi có gây ung thư không? Cảnh báo 5 tác động âm thầm bào mòn sức khỏe từng ngày- Ảnh 3.

    Dù chưa chứng minh sóng wifi gây ung thư nhưng nó cũng tác động xấu tới sức khỏe con người

    Cũng giống như nam giới, sóng wifi có thể làm giảm khả năng sinh sản của nữ. Các nghiên cứu trên động vật nữ cho thấy, bức xạ EMF cũng có thể ngăn chặn trứng được cấy vào tử cung hoặc có thể gây bất thường thai nhi.

    Cách giảm tác động có hại của bức xạ wifi tới sức khỏe

    Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, bởi vì các nguồn bức xạ điện từ rất phổ biến trong thế giới hiện đại nên không có cách nào để tránh hoàn toàn việc tiếp xúc với nó. Có một số cách bạn có thể giảm mức độ tiếp xúc, chẳng hạn như:

    - Tránh các công việc có mức độ tiếp xúc bức xạ tăng cao

    - Hạn chế thời gian bạn ở gần các thiết bị, dụng cụ và thiết bị khác (chẳng hạn như bộ định tuyến WiFi) phát ra bức xạ RF

    - Hạn chế thời gian bạn sử dụng điện thoại di động, hạn chế thời gian đặt di động sát tai (hoặc gần một bộ phận khác trên cơ thể).

    Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (ACS)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ