Windows Vista là một thất bại đáng xấu hổ, nhưng nó vẫn làm được một điều đúng đắn
Windows Vista là một thất bại. Xuất hiện 5 năm sau khi XP ra đời, hệ điều hành này được trông ngóng bởi rất nhiều người dùng vốn đang nhẫn nại chờ đợi một thứ gì đó từ Microsoft, trong bối cảnh cuộc chiến với Apple đang ngày một khốc liệt.
Thế nhưng, khi hệ điều hành này ra mắt công chúng vào tháng 1/2017 nó đã ngay lập tức nhận về cả rổ gạch đá (trừ nhiều chuyên gia đánh giá sản phẩm). Windows Vista chậm hơn XP, có tính năng DRM cực kỳ khó chịu khi nó giới hạn những gì mọi người có thể làm, và đã loại bỏ vô số các tính năng mà người dùng yêu thích trên hệ điều hành Windows. Không hề sai khi khẳng định đây là sản phẩm bị căm ghét nhất từ trước đến nay mà Microsoft từng sản xuất ra - thậm chí còn tệ hơn cả Internet Explorer và Clippy. Nhưng Windows Vista đã làm được một thứ rất, rất đúng đắn, và 11 năm sau, điều đó vẫn chưa hề lỗi thời.
Bạn đang thắc mắc đó là thứ gì?
Đó là các yếu tố thiết kế trong suốt.
Khi ra mắt Windows Vista, Microsoft đã giới thiệu Aero - một ngôn ngữ thiết kế mang phong cách tương lai nhằm thay thế cho thiết kế cổ điển đã có phần lỗi thời của Windows XP. Tính năng lạ mắt nhất của Aero là giao diện Glass, với nhiều yếu tố xuyên suốt giao diện người dùng được làm trong suốt. Khi ra mắt tính năng này chẳng nhận được điều gì hơn ngoài một cái gật đầu thờ ơ từ phía các nhà đánh giá - những người cho rằng sự bóng bẩy và linh hoạt của nó chẳng hề liên quan gì đến hiệu năng thực sự của cả hệ điều hành.
Ngôn ngữ thiết kế Aero với giao diện Glass trên Windows Vista
Aero tồn tại cho đến Windows 7 - hệ điều hành được tán dương nhất của Microsoft trước khi Windows 10 ra mắt. Sang Windows 8, Microsoft đã giới thiệu một ngôn ngữ thiết kế mới mang tên Metro. Metro thực ra cũng khởi đầu một trào lưu lớn mới trong thiết kế giao diện người dùng: các yếu tố phẳng. Nhưng giao diện này vẫn lưu giữ một số hiệu ứng trong suốt khá thú vị của Aero.
Những hiệu ứng trong suốt đó tiếp tục được mang lên Windows 10 và thể hiện rõ ràng nhất trong trình duyệt Edge, menu Start và thanh Notifications. Chúng phổ biến đến mức một số người dùng Windows 10 đã hack hệ điều hành này để thêm độ trong suốt cho mọi thứ khác.
Hiệu ứng trong suốt có thể thấy rất rõ trong menu Start của Windows 10
Trào lưu này không chỉ của riêng Windows. Apple cũng tỏ ra hứng thú với phong cách thiết kế trong suốt này. Nguyên nhân sâu xa là bởi các nhà thiết kế UI, cũng như biết bao người khác, không thể đứng ngoài trào lưu. Từng có thời điểm mọi người cố làm các biểu tượng ứng dụng và các nút bấm bo tròn cho giống với iOS. Sau đó, khi Windows và Android áp dụng giao diện phẳng, iOS cũng không chịu kém cạnh với iOS 7 vào năm 2013. Hãng cũng mang thiết kế trong suốt đẹp mắt sang nhiều sản phẩm khác.
Menu trong suốt trên macOS 10.14 Mojave
Các yếu tố giao diện trong suốt xuất hiện lần đầu trên Mac OS X Leopard 10.5, khi người dùng có thể bật một tùy chọn trong phần System Preferences, biến thanh menu trở nên trong suốt. Đó là vào tháng 11/2007, gần một năm sau khi Vista ra mắt. Apple bắt đầu đẩy mạnh thiết kế trong suốt khi iOS 7 thêm các menu và phần thông báo trong suốt vào năm 2013. MacOS 10.10 Yosemite cũng bắt đầu có giao diện trong suốt một năm sau đó.
Kể từ thời điểm đó trở đi, cả hai hệ điều hành của Apple ngày càng có nhiều yếu tố trong suốt hơn. Gần đây nhất, khi Apple công bố macOS Mojave và iOS 12, với các yếu tố giao diện tối màu trong suốt, mang lại cảm giác hiệu ứng trong suốt rõ ràng hơn rất nhiều. Nó tái hiện lại hình ảnh một tấm kính bị đục và đổi màu, rất hấp dẫn. Không phải nói quá, nhưng nhiều người dùng sau khi cập nhật các hệ điều hành mới của Apple đã bắt đầu sử dụng Safari nhiều hơn, thay vì Chrome, chỉ để tận hưởng hiệu ứng trong suốt mờ mờ ảo ảo mỗi khi họ cuộn trang!
Trên iOS, hiệu ứng trong suốt không nổi trội lắm, nhưng vẫn hiện diện, đặc biệt trên iOS 12 beta với việc loại bỏ các thành phần màu trắng đục trong trung tâm thông báo và áp dụng gia diện mới tối hơn, trong suốt hơn.
iOS 12 beta
Kể từ khi Microsoft giới thiệu Aero vào năm 2007, các yếu tố trong suốt của giao diện Windows đã tiến hóa và ngày một tinh tế hơn, từ việc chỉ đóng vai trò "màu mè" gây chú ý cho người dùng, trở thành một yếu tố đầy sang trọng hòa lẫn vào các thành phần khác của giao diện một cách hài hòa. Apple, khá ngược đời, lại là người ứng dụng trào lưu này tốt nhất, và ngay cả Android hiện nay cũng đi theo xu hướng này. Từ Android Oreo ra mắt năm ngoái, ngày càng nhiều yếu tố thiết kế trong suốt đã xuất hiện trong Android, nổi bật nhất là trong bản beta của Android P - bản cập nhật Android lớn sẽ ra mắt vào nửa cuối năm nay.
Các yếu tố giao diện trong suốt trong Android P
Android của Google, cũng như Apple, đang đi theo trào lưu mà Vista đã khởi xướng. Có thể thấy, một trong những ý tưởng thiết kế thú vị nhất trong hệ điều hành và ứng dụng ngày nay không phải xuất phát từ hệ điều hành tốt nhất của Microsoft. Nó đến từ hệ điều hành tệ nhất!
Tham khảo: Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4