Xe điện Trung Quốc bỗng 'lép vế' tại một quốc gia: Hyundai Ioniq bán chạy hơn Wuling dù có giá đắt gấp ba, là nơi VinFast chuẩn bị xây dựng nhà máy
Người tiêu dùng tại đây chấp nhận chi tiền nhiều hơn gấp 3 lần, thay vì mua mẫu xe điện rẻ nhất thị trường.
- Với số bằng sáng chế gấp Tesla 16 lần, BYD làm được 1 việc mà "vua xe điện" không thể
- Sản xuất 1 triệu xe điện trong 200 ngày, Tesla khẳng định vị thế dẫn đầu trước các hãng xe Trung Quốc
- Người đàn ông tử vong vì lái xe vào cây cầu bị sập, gia đình đâm đơn kiện Google Maps
- Thị trường xe điện dậy sóng khi 2 ông lớn pin lithium Trung Quốc đã "Tây tiến" thành công, châu Âu được dùng pin rẻ nhưng sợ bị phụ thuộc
Theo dữ liệu bán hàng mới nhất của Hiệp hội sản xuất ô tô Indonesia (Gaikindo), doanh số xe điện 8 tháng đầu năm 2023 ở thị trường này đạt 37.499 xe, tăng kỷ lục đến 467,99% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dẫn đầu doanh số tích lũy là Hyundai Ioniq 5 với 4.315 xe bán ra thị trường Indonesia trong 8 tháng đầu năm. Dù mẫu SUV điện lắp ráp nội địa này có giá từ 700 - 800 triệu IDR (tương đương 1,1 - 1,3 tỷ đồng), Ioniq 5 vẫn bán nhiều gấp đôi so với Wuling Air.
Mẫu xe điện mini của Trung Quốc cũng được lắp ráp tại Indonesia và có giá bán phải chăng hơn nhiều, vào khoảng 206 - 299,5 triệu IDR (tương đương 326 - 475 triệu đồng). Tính chung 8 tháng đầu năm, Wuling Air đã bàn giao 2.121 xe đến tay khách hàng, xếp sau Hyundai Ioniq 5.
Rõ ràng, người tiêu dùng Indonesia chấp nhận chi tiền nhiều hơn gấp 3 lần, thay vì mua mẫu xe điện có giá phải chăng nhất thị trường nhưng trông không khác gì một chiếc ô tô đồ chơi.
Wuling Air sở hữu ngoại hình nhỏ nhắn nhưng không gian bên trong lại khá hẹp và tầm vận hành chỉ có 300 km. Trong khi đó, Hyundai Ioniq 5 sở hữu không gian cabin lớn và phạm vi hoạt động lên đến 430 km, phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Hơn nữa, hầu hết xe điện Wuling Air trên đường phố Indonesia đều được các cơ quan chính phủ đăng ký với nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các quan chức nước ngoài tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra mới đây ở Indonesia.
Mới đây, tại Triển lãm ô tô quốc tế Gaikindo Indonesia (GIIAS) 2023, Wuling đã ra mắt phiên bản tiêu chuẩn của mẫu Air EV, trong khi Hyundai trình làng mẫu xe điện mới là Ioniq 6. Điều thú vị là dữ liệu bán hàng cho thấy Hyundai Ioniq 6 trị giá gần 1,2 tỷ IDR (khoảng 1,9 tỷ đồng) đã bán được nhiều hơn mẫu Wuling Air EV Lite (189 chiếc và 100 chiếc).
Xét về thương hiệu, Hyundai dẫn đầu doanh số bán xe điện tại Indonesia với 4.470 xe trong năm 2023 cho đến nay, tiếp theo là Wuling với 2.424 xe và Toyota với 452 xe. Tuy nhiên, hai thương hiệu xe điện lớn nhất thế giới Tesla và BYD tiến vào thị trường Indonesia có thể đe dọa vị thế của Hyundai.
Cả 2 mẫu xe này đều đã gia nhập thị trường Việt Nam. Hyundai Ioniq 5 được lắp ráp và mở bán tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản Exclusive và Prestige, giá bán lần lượt là 1,3 tỷ và 1,45 tỷ đồng.
Trong khi đó, Wuling ra mắt khách Việt với mẫu ô tô điện mini Wuling Hongguang MiniEV. Xe có hai phiên bản gồm tiêu chuẩn và nâng cao với giá bán dao động từ 239 - 279 triệu đồng.
Đáng chú ý, theo hãng tin Reuters, hãng xe điện VinFast của Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng thêm ba thị trường tại Châu Á. Trong đó bao gồm có cả Indonesia, nơi hãng đặt mục tiêu giao hàng từ năm 2024 và có thể xây nhà máy tại đây vào năm 2026.
Trong một hồ sơ mới đây gửi Sở giao dịch Chứng khoán Mỹ, VinFast đặt mục tiêu đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD vào thị trường Indonesia trong dài hạn. Trong đó, 200 triệu USD sẽ được dùng để xây dựng nhà máy tại đất nước này với sản lượng khoảng 30.000 - 50.000 xe mỗi năm.
Indonesia, quốc gia có 270 triệu dân và là một trong những nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đang nỗ lực thu hút các nhà sản xuất xe điện toàn cầu. Đất nước này có nguồn cung niken dồi dào, thành phần chính để làm nên pin xe điện.
Tham khảo: Wapcar
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?