Xe xăng thất thế, đối diện nguy cơ bị bỏ xó trong cuộc chiến với xe điện tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới
Ba tháng tới có thể sẽ là “cơn ác mộng” đối với các hãng ô tô trên thế giới.
- Ahamove mua 200 xe máy điện VinFast, dự kiến mua thêm 1.000 xe trong năm nay để mở dịch vụ hoàn toàn mới này
- Chuẩn bị lèo lái 'con thuyền' Toyota, CEO mới thề sẽ 'nghiêm túc' với xe điện
- Sướng như khách của một hãng xe điện Trung Quốc: Chỉ mất 3 phút để đổi pin rồi đi tiếp, không bao giờ phải mất thời gian chờ sạc điện
- "Ông trùm" pin xe điện mà BMW, Tesla kiềng nể còn VinFast đã nhanh tay ký kết: Cú bật nhảy vượt qua Nhật Bản!
Chúng ta hiện đang chứng kiến sự gián đoạn trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Các nhà sản xuất ô tô lớn buộc phải tìm cách thích nghi với sự chuyển đổi từ ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang xe điện.
Hàng triệu ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel có nguy cơ trở thành “hàng ế” ở Trung Quốc. Quốc gia này chuẩn bị tiến hành áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông mới, khiến nhu cầu về xe điện bùng nổ. Với cuộc khủng hoảng ô tô tồn kho ở Trung Quốc, 3 tháng tới có thể sẽ là cơn ác mộng đối với một số hãng xe lớn.
Mới đây, Phòng Thương mại Đại lý Ô tô Trung Quốc (CADCC) đăng một bài viết trên WeChat rằng các đại lý ô tô có thể bị bỏ lại phía sau với hàng trăm nghìn chiếc ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới của Trung Quốc. Tiêu chuẩn này sẽ được thực hiện từ tháng 7.
Trang tin Thị trường Kim Loại Thượng Hải (SSM) cũng đã trích dẫn thông tin từ bài viết đã xóa của CADCC. Trang tin về ngành kim loại của Trung Quốc này có lý do để lo ngại, vì cuộc khủng hoảng ô tô tồn kho sẽ tác động không nhỏ đến các nhà cung cấp kim loại cho ngành.
Bài viết của SSM trích dẫn lại rằng nhiều nhóm đại lý ô tô lo ngại việc triển khai tiêu chuẩn khí thải VI B của Trung Quốc sẽ gây áp lực lớn đối với sự sống còn của các đại lý ô tô.
CADCC đại diện cho phần lớn các đại lý ô tô, chỉ ra 3 phương sách:
_ Hoãn thực hiện tiêu chuẩn khí thải VI B của Trung Quốc đến ngày 1/1/2024.
_ Các hãng nên ngừng sản xuất loại ô tô mới mà không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải VI B của Trung Quốc.
_ Phân phối những ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải VI B Trung Quốc cho các đại lý càng sớm càng tốt, đồng thời triển khai các chương trình khuyến mãi.
Ảnh hưởng nặng nề đến các nhà sản xuất ô tô nước ngoài
Tình trạng dư thừa hàng trăm nghìn ô tô xăng tại các đại lý ở Trung Quốc sẽ xảy ra khi người tiêu dùng nhanh chóng chuyển sang xe điện. Hơn 25% tổng số ô tô mới được bán ra ở Trung Quốc vào năm 2022 là xe điện.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM), tổng cộng 27 triệu xe ô tô đã được bán ra ở Trung Quốc vào năm 2022, trong đó gần 7 triệu là xe điện. Bên cạnh đó, Trung Quốc chiếm khoảng 2/3 doanh số bán xe điện toàn cầu vào năm ngoái.
Mặc dù cuộc khủng hoảng ô tô tồn kho đang diễn ra, các nhà sản xuất ô tô nội địa có thể được hưởng lợi, còn các hãng ô tô lâu đời ở nước ngoài sẽ chứng kiến doanh số tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới giảm mạnh.
Lý do là vì các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD có tỷ lệ sản lượng xe điện cao. Trong khi đó, các công ty nước ngoài như Toyota và Volkswagen đang sản xuất và bán hầu hết ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel ở Trung Quốc. Vì thế, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Đức và Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng hàng tồn kho. Còn lại, các công ty xe điện Trung Quốc cũng như Tesla tiếp tục chứng kiến nhu cầu gia tăng.
Trong 2 tháng đầu năm, doanh số bán hàng của các thương hiệu Nhật Bản tại Trung Quốc đã giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thương hiệu Đức và Hàn Quốc đã giảm khoảng 20%, trong khi các thương hiệu Mỹ giảm 12,5%.
Ngược lại, các thương hiệu Trung Quốc giữ được ổn định. Doanh số bán xe xăng thua lỗ được bù đắp bằng doanh số bán xe điện trong nước tăng cao.
Và xu hướng này đang tăng tốc. Sản lượng xe điện ở Trung Quốc đạt tổng cộng 7 triệu chiếc vào năm 2022, tăng 97% so với năm 2021. Doanh số bán xe điện thì tăng 93%. Khi tiêu chuẩn về phát thải mới được áp dụng, xu hướng này sẽ càng gia tăng.
Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới như Volkswagen và Toyota thậm chí còn không có kế hoạch tung ra các mẫu xe điện sản xuất hàng loạt cho đến năm 2027, tức là trong vòng 4 năm nữa.
Cuộc khủng hoảng ô tô tồn kho của Trung Quốc liệu có dẫn đến sự sụp đổ rộng lớn hơn không?
Gã khổng lồ xe ô tô của Đức và Nhật Bản cũng là 2 trong số những công ty mắc nợ nhiều nhất trên thế giới. Cả hai đều có khoản nợ gần 200 tỷ USD. Với tình trạng dư thừa xe xăng tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, thật khó để biết các hãng xe này sẽ tồn tại như thế nào.
Tại Nhật Bản, các nhà sản xuất ô tô và các ngành liên quan sử dụng khoảng 5 triệu nhân viên, tương đương khoảng 8% lực lượng lao động nước này. Quốc gia này hiện chỉ sản xuất một số lượng nhỏ xe điện. Và kết quả là ngồi nhìn thị trường Trung Quốc đang dần biến mất trước mắt.
Một khi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thích nghi được với tiêu chuẩn mới, chính phủ nước này sẽ không trì hoãn thời gian áp dụng chúng.
Và như thế, vài tháng tới sẽ là thời gian khủng hoảng đối với ngành công nghiệp ô tô cũ.
Tham khảo: The Driven
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"