Xem cách lính biệt kích SEAL rèn luyện, bạn sẽ biết cách vượt qua những cú sốc trong cuộc sống

    Tân Phan,  

    Bạn có thể hoàn toàn tự học những kỹ năng này và áp dụng nó trong công việc cũng như trong cuộc đời.

    Một kỹ năng rất thú vị và có thể học một cách dễ dàng đó là kỹ năng tôi luyện thần kinh "thép" từ lính đặc nhiệm SEAL của Mỹ và kỹ năng ứng phó dưới áp lực của những vận động viên Olympic khi phải thi đấu dưới ánh mắt của hàng triệu con người. Bạn có thể hoàn toàn tự học những kỹ năng này và áp dụng nó trong công việc cũng như trong cuộc đời. Hãy tìm hiểu xem họ đã làm điều đó như thế nào.

    Luôn nghĩ tích cực về bản thân

    Não của bạn luôn hoạt động. Các nhà khoa học cho rằng chúng ta luôn tự nói (trong đầu) với bản thân 300 đến 1000 từ mỗi phút. Các vận động viên Olympic và lính SEAL đều đồng ý rằng: những từ này luôn phải tích cực.

    Một vận động viên cho biết:

    "Trước khi mỗi cuộc đua tôi luôn ép mình phải cố gắng dẫn đầu và tôi tự nhủ với bản thân bằng những suy nghĩ tích cực rất nhiều. Tôi cảm thấy mình sẽ không làm gì khiến bản thân phải thất vọng cả nếu cố gắng hết mình. Thất vọng hay không chỉ là ở suy nghĩ của ta thôi. Tôi nói với chính mình rằng: "Sẽ chẳng có gì có thể làm mình buồn cả, việc duy nhất cần làm bây giờ là cố gắng hết sức và dành chiến thắng. Mình sẽ làm được!"".

    Về phía lính biệt kích SEAL, họ cũng dùng phương pháp tương tự nhưng trong tình cảnh còn đáng sợ hơn:

    Họ sẽ ở dưới làn nước sâu với bộ đồ lặn cùng bình oxi và mặt nạ. Người hướng dẫn sẽ bơi lén từ đằng sau, bất ngờ giật phăng mặt nạ và ống thở và cột dây ống thở thật chặt vào bình dưỡng khí. Lúc đó, lính SEAL không được phép nổi lên mà phải giải quyết tình huống ở dưới nước.

    Nếu là người bình thường, não của họ bắt đầu thét lên "SẮP CHẾT RỒI ĐẤY!", nhưng các lính SEAL phải giữ bình tình trước tình huống cực kì đáng sợ này và thực hiện các bước an toàn để có thể thoát khỏi tình huống hiểm nguy trên.

    Và nó sẽ lặp đi lặp lại suốt 20 phút họ ở dưới nước. Họ chỉ được phép sai sót 4 lần, tỉ lệ thành công trong buổi tập huấn dưới nước này chỉ là 1 trong 5 người.

     Khóa huấn luyện kỹ năng sống sót dưới hồ của SEAL.

    Khóa huấn luyện kỹ năng sống sót dưới hồ của SEAL.

    Trong tình huống trên, sự hoảng loạn là thứ sẽ tước đi mạng sống của lính SEAL. Những người chiến binh này được huấn luyện để không được hoản loạn, kể cả khi họ không thể thở. Họ phải nghĩ tích cực để có thể vượt qua bài kiểm tra khắc nghiệt.

    Bạn có thể áp dụng điều này vào việc gì? Sắp phải thuyết trình trước lớp/trước sếp? Chuẩn bị đối mặt với các thử thách khó khăn ư? Hãy nhớ đến 3 chữ "P":

    Permanence - Pervasiveness - Personal (Tính lâu dài - Sự ảnh hưởng - Tính cá nhân)

    Ví dụ, người bi quan trước tình huống khó khăn sẽ tự nói với bản thân như sau:

    1. Permanence (Tính lâu dài): "Tôi sẽ không bao giờ hoàn thành điều này" - chuyện khó khăn sẽ kéo dài lâu hoặc mãi mãi.

    2. Pervasiveness (Sự ảnh hưởng): "Tôi không tin ai nữa cả" - chuyện khó khăn này xảy ra do nhiều yếu tố ảnh hưởng.

    3. Personal (Tính cá nhân): "Tôi thực sự tệ hại trong việc này" - luôn đổ lỗi cho bản thân.

    Ngược lại, chuyện khó khăn trên lại được người lạc quan nghĩ theo hướng khác:

    1. Permanence (Tính lâu dài): "Thỉnh thoảng chuyện không may xảy ra ấy mà" - chuyện khó khăn chỉ là tạm thời.

    2. Pervasiveness (Sự ảnh hưởng): "Sau cơn mưa trời sẽ lại sáng thôi" - chuyện khó khăn luôn có lý do cụ thể và đều có cách giải quyết.

    3. Personal (Tính cá nhân): "Bình thường mình làm không tệ cơ mà hôm nay coi như mình xui" - luôn an ủi bản thân.

    Vậy nên, hãy là người lạc quan khi nói chuyện với chính bản thân mình.

    (Còn tiếp)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ