Một con bạch tuộc đang nghỉ ngơi nhưng vẫn thay đổi màu sắc, có phải là nó đang mơ về một cái gì đó?
Bạch tuộc là bậc thầy về ngụy trang. Chúng có thể kích hoạt các tế bào bên dưới bề mặt da để thay đổi màu sắc. Tuy nhiên, có thể những sinh vật thân mềm này không tạo ra các màn trình diễn ánh sáng chỉ để quấy rầy những kẻ săn mồi. Mới đây, kênh PBS đã phát hành một đoạn clip đầy mê hoặc về một con bạch tuộc đang ngủ thay đổi màu sắc của nó nhiều lần.
Điều làm cho nó thậm chí còn thú vị hơn là nhà sinh học biển, Tiến sĩ David Scheel, cho rằng con bạch tuộc có tên Heido này đang thay đổi màu sắc theo giấc mơ của nó.
Đoạn video được lấy từ phim tài liệu Octopus: Making Contact, được công chiếu trên PBS vào ngày 2 tháng Mười. Phim có sự tham gia của Tiến sĩ David Scheel, một giáo sư tại Đại học Alaska Pacific ở Anchorage và Heidi, “cô" bạch tuộc mà ông đã nuôi.
Giấc mơ nàng bạch tuộc
Trong bộ phim tài liệu, Heidi thể hiện khả năng giải câu đố, sử dụng công cụ và trốn thoát qua những không gian nhỏ. Heidi dường như cũng cư xử như một con thú cưng trong gia đình, khi nó học cách nhận ra khuôn mặt, trở nên phấn khích khi con người đến gần bể. Nó thậm chí còn thể hiện thiên hướng thích chơi với con gái của Scheel.
Bạch tuộc thường kích hoạt siêu năng lực ngụy trang của mình để đáp ứng với các điều kiện thay đổi xung quanh. Vì vậy, video này cho thấy một con bạch tuộc đang nghỉ ngơi nhưng vẫn thay đổi màu sắc, có phải là nó đang mơ về một cái gì đó? Có lẽ vậy. Mặc dù nghiên cứu về giấc ngủ và giấc mơ của bạch tuộc đã được thực hiện khá nhiều trong những năm qua, nhưng vẫn không có đủ bằng chứng để nói chắc chắn rằng chúng có mơ theo cách như con người hay không.
“Trước tiên, hãy để tôi nói rằng tôi không phải là một nhà nghiên cứu giấc ngủ và vì vậy không phải là một chuyên gia về những hành vi này”, tiến sĩ Scheel nói với Bored Panda. “Tôi có thể thấy sự tương quan giữa giấc ngủ của bạch tuộc với một số tài liệu về giấc ngủ ở động vật”.
Không giống như con người, bạch tuộc không có bộ não tập trung duy nhất. Thay vào đó, chúng có nhiều bộ não, các nhóm nơ-ron thần kinh được phân bố ở các chi.
“Có lẽ tất cả các động vật có hệ thần kinh đều cần phải ngủ. Giấc ngủ đã được ghi nhận có xuất hiện ở hai loài sứa khác nhau”, tiến sĩ Scheel nói.
“Giấc ngủ có thể được nhận ra theo hành vi, và các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cả bạch tuộc và họ hàng của chúng đều có những hành vi thỏa mãn định nghĩa về giấc ngủ: chúng trở nên im lặng và ít phản ứng với sự xáo trộn nhưng có thể bị đánh thức. Sau một thời gian thiếu ngủ, chúng sẽ ngủ lâu hơn để bù lại. Và bộ não của chúng vẫn hoạt động trong những hành vi ngủ này".
Hiện tại, Tiến sĩ Scheel tập trung vào việc gây quỹ để cải tiến thiết bị trong phòng thí nghiệm tại Đại học Alaska Pacific. “Tôi sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về hành vi và nhận thức của bạch tuộc. Tôi cũng đang làm việc để công bố nhiều kết quả hơn về hành vi của bạch tuộc ở cả Alaska và Úc. Tôi đang được đề nghị về việc hợp tác nghiên cứu hành vi giấc ngủ. Đó sẽ là một hướng đi mới cho tôi.”
Thao khảo: Boredpanda
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín