Xem lại 5 tình huống gây tranh cãi đằng sau công nghệ VAR ở vòng loại World Cup 2018
Cùng xem lại 5 tình huống gây tranh cãi ở vòng loại khi sử dụng công nghệ VAR.
Công nghệ trợ lý video (VAR) lần đầu tiên được sử dụng tại World Cup 2018 với mục đích giảm thiểu những sai sót trong quyết định của trọng tài, mang lại sự công bằng cho trận đấu. Thế nhưng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc vòng loại World Cup, công nghệ này lại phản tác dụng khi gây ra nhiều tranh cãi cho cả người hâm mộ và giới chuyên môn.
Cùng xem lại những tình huống nổi bật được sử dụng VAR khiến người xem "sửng sốt":
1. Bồ Đào Nha - Iran
Một trong những tình huống khiến cư dân mạng phản ứng mãnh liệt nhất là tại trận giữa Bồ Đào Nha với Iran, trọng tài chính Enrique Caceres sau một hồi tham khảo công nghệ VAR đã quyết định rút một thẻ vàng cho Ronaldo của Bồ Đào Nha, trong khi tình huống này đáng ra phải ngang bằng với một thẻ đỏ.
Cụ thể "chân sút" Ronaldo đã có hành vi thúc khuỷu tay vào mặt của hậu vệ Morteza Pouraliganji của Iran ở phút 81 của trận đấu. Trang bóng đá MailOnline Sport đã đăng hình ảnh HLV Carlos Queiroz của Iran đang cãi nhau với trọng tài về sự thiên vị rõ rệt này cùng nhận định:
"Theo luật thì mỗi khuỷu tay tương đương với một thẻ đỏ, bất kể đó là Messi hay Ronaldo"
Trong cuộc họp báo sau trận đấu, HLV Carlos Queiroz cũng liên tục chỉ trích quyết định từ phía FIFA và công nghệ VAR, ông thẳng thắn tuyên bố Ronaldo - cậu học trò cũ từng gắn bó với mình ở cả CLB MU lẫn Bồ Đào Nha xứng đán nhận thẻ đỏ. Ông cho biết:
"Trận đấu buộc phải gián đoán vì một pha phạm lỗi bằng cùi chỏ. Đó là tình huống xứng đáng bị nhận thẻ đỏ".
2. Argentina - Nigeria
Một trong tình huống khác cũng khiến người hâm mộ trên toàn thế giới phải ấm ức là ở trận Argentina - Nigeria.
Cầu thủ Rojo của Argentina đã để bóng chạm tay trong vòng cấm ở phút thứ 76, tuy trọng tài Cakir đã sử dụng trợ lý video VAR nhưng lại bỏ qua tình huống mà đáng ra Nigeria phải được hưởng quả phạt 11 mét.
Tình huống tay chạm bóng của Rojo. |
Quyết định này tác động không nhỏ đến chiến thắng của Argentina trước Nigeria. Ngay sau đó, từ suýt trở thành tội đồ của đội mình, Rojo trở thành người hùng khi ghi bàn thắng thứ 2 mang lại chiến thắng chung cuộc cho Argentina.
Tài khoản Twitter của trang bóng đá EWN Sport đã phản ứng về quyết định của trọng tài Cakir:
"Argentina đã thoát khỏi đánh giá của VAR, trong khi đáng ra đã phải chịu một cú phạt đền có thể được tạo ra bởi Marcos Rojo, thế nhưng đội tuyển vẫn tồn tại với tỷ số lúc đó là 1-1"
Nicolai Reedtz: "Một trong những điều khó chịu nhất khi xem các trận đấu World Cup năm nay đó là sự không thống nhất về công nghệ VAR... Tuy nhiên vẫn chúc mừng Argentina".
3. Peru và Đan Mạch
Trong trận đấu giữa 2 đội Peru và Đan Mạch diễn ra hôm 16/6, trọng tài chính Bakary Gassama đã nhận sự trợ giúp từ công nghệ VAR để mang lại cú phạt đền cho cả 2 đội, khiến tỷ số 1-0 nghiêng về Đan Mạch trở nên công minh hơn.
Trọng tài Bakary Gassama tại trận đấu giữa Peru và Đan Mạch.
4. Pháp và Úc
Trọng tài Gassama cũng bày tỏ sự lạc quan đối với hệ thống VAR là điều mà "chúng ta đều phải học", để cung cấp cho các quan chức tại trận đấu một cảm giác an toàn hơn khi đưa ra những quyết định lớn.
Ngoài ra, Pháp cũng đã được "tặng" một quả phạt đền trong trận mở màn với Úc sau khi trọng tài tham khảo ý kiến với các trợ lý VAR. Cụ thể là theo luật của FIFA, những tình huống phạm lỗi trong khu vực 16,50m thì quyền thổi phạt thuộc về trọng tại. Thế nhưng đối với pha bóng trong trận đấu này, thoạt đầu trọng tài đã không xác định được vì khuất tầm nhìn nên đã không cho Pháp hưởng quả 11m.
Sau đó, trợ lý VAR cho trọng tài đã cung cấp những hình ảnh quay chậm và cho thấy rất rõ chân của Ribdon đã móc vào chân của Griezmann. Phạm lỗi quá rõ nên cuối cùng Pháp vẫn được hưởng cú đá phạt 11m. Nhờ ứng dụng công nghệ đúng lúc đã giúp cho Pháp có được bàn thắng xứng đáng, vì trên thực tế trợ lý trọng tài không thể xác định bóng qua vạch vôi giới hạn hay chưa do diễn biến quá nhanh.
5. Brazil và Costa Rica
Tuy đã thắng Costa Rica với tỷ số 2-0, thế nhưng cú phạt đền của Brazil được nhận bởi Neymar đã bị hủy bỏ. Trọng tài đã sử dụng đến công nghệ VAR để xác định được cú ngã "giả vờ" của Neymar trước Gonzalez, khi do sự phản ứng dữ dội từ Costa Rica, một phần nữa là do tình huống này khá khó để xác định bằng mắt.
Tờ "Daily Mail" bình luận rằng "tiền đạo Brazil đã đánh lừa được tất cả mọi người" nhưng có lẽ với công nghệ VAR thì hoàn toàn không. Tuy kết quả sau đó Brazil đã thắng Costa Rica với tỷ số 2-0 nhưng không thể phủ nhận công nghệ VAR mang lại những quyết định công bằng nhất.
Hầu hết cư dân mạng Twitter đều phản ứng tích cực trước phán quyết của trọng tài nhờ công nghệ VAR:
Raphael Honigstein: "Điều tuyệt nhất mà VAR làm từ trước đến giờ"
Dù công nghệ VAR có được sử dụng trong các trận đấu hay không thì từ trước đến nay, bóng đá luôn là một môn thể thao đầy kịch tính và mang tính chất may mắn. VAR cũng chỉ là một dạng trợ lý video nhằm hỗ trợ đội ngũ trọng tài chứ không thể thay họ đưa ra quyết định. Hy vọng những trận đấu sắp tới của World Cup sẽ mang lại cho người hâm mộ trên toàn thế giới những pha bóng "mãn nhãn", những quyết định bất ngờ, kể cả có được sử dụng VAR hay không.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời