Xem nhà trong hẻm Sài Gòn vừa đẹp vừa tiện nghi do kiến trúc sư Nhật - Việt phối hợp thiết kế
Có thể nhận ra một đặc trưng của đô thị Việt Nam bằng những con hẻm: các tòa nhà phân cách bởi tuyến phố chính, hẻm chính là những mao mạch. Hẻm rất hẹp, chỉ từ 2-4m có khi chỉ 1m. Hãy ngắm nhìn ngôi nhà trong hẻm ở Tp.HCM được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của những kiến trúc sư, hẻm lộn xộn nhưng vẫn có một quy luật gì đó, sự khéo léo ở đây là đọc được tên quy luật này.
Các con hẻm trong đô thị Việt Nam như là những dòng máu trong cơ thể, với đặc điểm là công trình trong các con hẻm, ngõ đều thường tối tăm, được bao bọc bởi các lưới thép bảo vệ khiến các ngôi nhà ở đây như những hang động. Yêu cầu được đặt ra cho kiến trúc sư là "thiết kế nên ngồi nhà để vui sống trong hẻm".
Ngôi nhà trong hẻm ở Tp.HCM
Văn phòng: Sanuki Daisuke architects
Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh
Kiến trúc sư: Sanuki Daisuke, Huỳnh Anh Tuấn
Năm thiết kế: 2015
Nhiếp ảnh: Hiroyuki Oki
Công ty xây dựng: Công ty TNHH Cơ khí và xây dựng & thương mại Tám sáu.
Kết cấu: Công ty TNHH Cơ khí và xây dựng & thương mại Tám sáu.
Chiều cao 13,6m, 4 tầng
Mặt bằng các tầng
Với quan niệm là nhà trong hẻm thường bất lợi, những kiến trúc sư tìm cách khai thác các điều kiện xung quanh trở thành các yếu tố tích cực trong công trình: cách mở cửa sổ, hướng mở, kích thước cửa lấy sáng… đều được tính toán để có thể đem tới giá trị thực tiễn.
Các ô cửa được mở “theo chiều sâu” đê dẫn sáng cũng như hạn chế các tia nhìn tò mò từ trên cao vào các phòng từ nhà hàng xóm. Kiến trúc sư sử dụng các gạch hoa với họa tiết đơn giản , chính các họa tiết này cũng được khai thác để sử dụng cho các hoa sắt bảo vệ ở các ô cửa.
Các ô cửa được mở “theo chiều sâu” đê dẫn sáng cũng như hạn chế các tia nhìn tò mò từ trên cao vào các phòng từ nhà hàng xóm
Căn nhà trong hẻm vào ban đêm
Xem toàn bộ trông trình tuyệt đẹp này tại đây:
Theo Archdaily
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?