1 thập kỷ trước khi con người bước chân lên Mặt Trăng, Allyn B. Hazard đã có những thiết kế đầu tiên về bộ đồ du hành ngoài vũ trụ.
Neil Armstrong là người đặt bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1969, nhưng trước đó 1 thập kỷ Allyn B. Hazard, một kỹ sư của NASA đã có được ý tưởng về bộ đồ cho phi hành gia. Vậy bộ đồ phi hành gia đầu tiên trông như thế nào? Hãy cùng xem qua những bức ảnh dưới đây để hiểu rõ thêm.
Vào thời điểm thiết kế bộ đồ phi hành gia, Hazard đang là kỹ sư phát triển cấp cao thuộc bộ phận Thiết kế tên lửa của Phòng thử nghiệm phóng tàu bay NASA (JPL) tại California. Tuy nhiên do thiết kế quá kềnh càng nên nó đã không được xếp vào những dự án chính thức của NASA.
Có rất ít tài liệu về bộ đồ này nên không một ai biết rõ Hazard đã làm được bao nhiêu mẫu rồi, cũng như không biết được ông đã sử dụng vật liệu gì để chế tạo ra và liệu rằng bộ đồ này có thực sự bảo vệ được phi hành gia khi ở trên Mặt Trăng hay không. Ngay cả những con số được đánh dấu phía trước áo vẫn còn là một bí ẩn, và có vẻ như đây là đánh số phiên bản của những bộ đồ này.
Mặc dù thiết kế này không được NASA lựa chọn, một số sinh viên tại trường Đại Học California, Los Angeles (UCLA) đã nghiên cứu bộ đồ này dưới sự hướng dẫn của giáo sư John Lyman. Nghiên cứu của họ đã được tạp chí Post-Standard Sunday đăng lên, trong đó nêu rõ 6 vấn đề mà bộ đồ này cần được khắc phục trước khi sẵn sàng bay vào vũ trụ. (Hiện vẫn chưa rõ lúc đó Hazard đã có giải pháp cho những vấn đề này chưa)
Sau đây là 6 vấn đề mà bộ đồ này gặp phải:
1. Hệ thống cung cấp khí thở: Vì Mặt Trăng không có oxy nên bộ đồ này phải trữ được lượng oxy sử dụng trong ít nhất 10 ngày.
2. Điều hòa nhiệt độ: Nhiệt độ ban ngày của Mặt Trăng lên đến 215 độ F (tức 101 độ C) còn ban đêm thì lạnh đến âm 250 độ F (tương đương âm 121 độ C). Bộ đồ này phải có chức năng điều hòa, giảm nhiệt khi nhiệt độ bên ngoài nóng lên và ngược lại, tăng nhiệt khi nhiệt độ bên ngoài bắt đầu lạnh.
3. Bức xạ: Mặt Trăng thường hứng phải những tia bức xạ từ Mặt Trời rất nhiều, do đó bộ đồ này cần phải có khả năng chống được các loại tia bức xạ này.
4. Hiện tượng chân không: Do trên Mặt Trăng là môi trường chân không, vì thế bộ đồ này cần đảm bảo trong việc tránh thất thoát độ ẩm, vì nếu hiện tượng này xảy ra sẽ gây nguy hiểm tính mạng đến phi hành gia.
5. Tính cơ động và linh hoạt: Bề mặt của Mặt Trăng bao phủ bởi bụi dày đến 6 mét. Hơn nữa, áp suất khí quyển bên trong bộ đồ nếu không được xử lý hiệu quả trộn lẫn áp suất môi trường xung quanh sẽ gây nên thảm họa cho người mặc.
6. Thức ăn: Bộ đồ phi hành gia cần có đủ không gian để chứa thức ăn dự trữ cho các phi hành gia.
Tham khảo: Business Insider.
>> Xe tăng mới nhất của Nga sẽ được điều khiển bằng... gamepad Playstation
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Học theo người giàu nhất thế giới, CEO Xiaomi Lei Jun cũng đăng ảnh ngủ trên sàn nhà máy
Không chỉ là một hành động noi gương người giàu nhất thế giới hiện nay, bài đăng này của ông Lei Jun còn để kỷ niệm một cột mốc quan trọng đối với Xiaomi.
Người dùng YouTube Premium bức xúc vì vẫn thấy quảng cáo, YouTube đáp trả: 'Không thể nào!'