Ai cũng biết rằng, chính cánh quạt quay tạo ra điện năng, nhưng nếu như tua-bin không hề có cánh quạt thì liệu có tạo ra được điện năng hay không?
Vortex, một startup tại Tây Ban Nha đã có ý tưởng cực kỳ táo bạo: sử dụng tuabin gió không cánh quạt để tạo ra điện năng. Thay vì tận dụng gió để làm quay cánh quạt, những cọc tuabin Vortex Bladeness của công ty này sẽ hoạt động theo nguyên lý dao động lắc lư theo hướng trước-sau khi gió tác động vào. Thường thì các kỹ sư hay tránh những lực tác động này khi xây dựng các công trình kiến trúc, tuy nhiên tuabin Vortex lại tận dụng những lực này để tạo ra điện năng.
Những tuabin gió thế này sẽ xuất hiện trong tương lai gần.
Thông thường thì bất kỳ kiểu cấu trúc nào cũng chỉ có thể tối ưu hóa để dao động tại những tần số cụ thể, được quyết định bởi vận tốc gió nhất định. Tuy nhiên, Vortex cho biết họ sử dụng các nam châm để điều chỉnh tuabin, mục đích là để nhận được nhiều lượng gió nhất có thể dù gió đang ở cấp độ nào. Khi cọc tua-bin này bắt đầu lắc lư, bộ giao điện được đặt bên trong sẽ đóng vai trò biến đổi động năng thành điện năng.
Nhưng một câu hỏi lớn được đặt ra rằng: Vì sao lại sử dụng phương pháp này, và liệu nó có thay thế được tuabin truyền thống hay không? Theo Vortex tuyên bố, năng lượng sản xuất ra từ tuabin mới của họ sẽ tốn chi phí ít hơn 40% so với kiểu tua-bin gió truyền thống đang được sử dụng hiện nay. Phần lớn nguyên do chi phí của họ rẻ hơn nằm ở phần bảo trì, vì tuabin Vortex không có bộ phận truyền động hay bánh răng cho nên tuổi thọ sẽ bền hơn và không cần phải tra dầu định kỳ. Ngoài ra, thiết kế đơn giản hơn cũng đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất được giảm đi một nửa so với kiểu truyền thống (thường các cánh quạt khổng lồ rất đắt tiền).
Việc sử dụng Vortex của họ sẽ đỡ tốn diện tích hơn so với cách truyền thống (vốn vướng víu các cánh quạt khổng lồ) và vì thế sẽ đặt được nhiều cọc tua-bin hơn. Hơn nữa, lợi thế của tua-bin này là vận hành êm ái và không gây tiếng ồn, startup này chia sẻ thêm.
Hiện Vortex đang được thiết kế với một vài mẫu kích thước khác nhau: phiên bản nhỏ nhất có chiều cao khoảng 12,5 mét sẽ được thương mại hóa vào năm sau, trong khi phiên bản công nghiệp sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018.
Tham khảo: The Verge.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"