Ý tưởng độc lạ giúp TikTok Shop đạt doanh thu tháng gấp 4 lần Tiki: Bán hàng cho những người không có nhu cầu gì
Theo Đại diện TikTok Việt Nam, ứng dụng này đem đến trải nghiệm hoàn toàn mới: tạo ra nền tảng kết hợp giữa giải trí và mua sắm để khách hàng “chốt đơn” trong lúc hưng phấn, không quan tâm đến giá cả.
- "Kỳ lân công nghệ" VNG trước giờ lên sàn: Đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng vào 2 công ty liên kết, lỗ liền tay 70 tỷ đồng
- Elon Musk lần đầu nhận sai kể từ khi nắm quyền Twitter: "Tôi cũng chỉ là nhân viên mới"
- Mất SIM, mất tài khoản ngân hàng chỉ bằng “một nút bấm” - chuyện như phim này có thật hay không?
- VNG chào sàn Upcom vào ngày 5/1 với giá 240.000 đồng/cp, định giá chưa đầy 350 triệu USD
“TikTok đưa đến một khái niệm, trải nghiệm hoàn toàn mới. Ý tưởng của TikTok là bán hàng cho những người không có nhu cầu gì”, ông Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện TikTok Việt Nam phát biểu tại phiên thảo luận "Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong ngành bán lẻ", nằm trong khuôn khổ Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) 2022 diễn ra tháng trước.
“Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 50 triệu giờ xem video trên TikTok ở Việt Nam, chưa kể xem livestream. Sau khi chúng tôi triển khai khái niệm bán hàng cho những người không có nhu cầu gì, có những ngày ghi nhận 700.000 – 800.000 người mua hàng ở Việt Nam. Lượng người bán cũng khoảng mấy chục ngàn”, ông Thanh cho hay.
Theo Đại diện TikTok Việt Nam, nền tảng này cung cấp 3 loại dịch vụ. Đầu tiên là giúp người dùng được giải trí khi xem video. Thứ hai là giải trí nhằm phục vụ học tập, chẳng hạn như các kỹ năng nấu ăn, thắt cà vạt, học tiếng Anh… Cuối cùng, TikTok cung cấp dịch vụ giải trí mua sắm.
“Như mọi người thấy, có những gia đình cuối tuần đi trung tâm thương mại, nhưng đâu phải để mua sắm. Họ đi và phát sinh hành vi mua sắm. Câu chuyện trên TikTok cũng như thế. Người dùng lên đây rất đông, sau đó thấy người khác mua, họ cũng mua theo”, ông Thanh lý giải.
Ông cho biết cách làm của TikTok là tạo ra cơ hội cho cả người mua, người bán và nhà sản xuất, sao cho tất cả đều chỉ phải bỏ mức chi phí thấp nhất. Chẳng hạn như người bán và nhà sản xuất có thể hoàn toàn tập trung vào chuyên môn, không cần quan tâm đến marketing.
“Về phía người mua, họ sẽ mua được hàng với mức giá rẻ nhất. Quan trọng hơn cả là mua một cách vui vẻ nhất. Họ mua trong lúc hưng phấn, không quan tâm đến giá cả. Nhiều người đã mua được giá rẻ, nhưng vẫn nghĩ đấy chưa phải giá rẻ nhất nên không vui. Ở đây, ngay lúc mua là khách đã vui rồi”, ông Thanh chia sẻ.
Doanh thu tháng 11 bằng 80% Lazada, gấp 4 lần TikiTikTok hiện thu hút 13 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng tại Việt Nam. Đầu năm 2022, nền tảng TikTok Shop chính thức được ra mắt và nhanh chóng thực hiện chiến lược tung khuyến mãi để hút người dùng, như cách Shopee và Lazada từng làm.
Theo thống kê của Metric – nền tảng số liệu E-commerce, trong tháng 11/2022, tổng doanh thu trên TikTok Shop đạt 1.686 tỷ đồng, với 13 triệu sản phẩm được bán ra từ 32.000 nhà bán hàng.
Mức doanh thu trong 1 tháng của TikTok Shop hiện đã tương đương 80% doanh thu cùng kì của Lazada và gấp 4 lần Tiki. Trung bình mỗi ngày TikTok Shop đạt doanh thu 56,6 tỷ đồng và 434.000 sản phẩm được bán ra, giá trị trung bình mỗi sản phẩm là 130.000 đồng.
“Đây là các con số ấn tượng mà những sàn thương mại điện tử khác phải mất nhiều năm mới xây dựng được”, Metric nhận định. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng số liệu doanh số của TikTok Shop bao gồm cả lượng đơn bị hủy, trong khi các sàn khác đã được lọc bỏ đơn ảo và các sản phẩm quà tặng.
Mặc dù đạt được những số liệu ấn tượng, ông Thanh cho biết TikTok đang cố gắng giảm số lượng đơn hàng bán ra, bởi không muốn tăng trưởng nóng. Ông cũng thừa nhận hệ thống hiện còn nhiều lỗi, nhưng đội ngũ vận hành đang nỗ lực vừa làm vừa sửa và đã xử lý nhiều vấn đề.
Đại diện TikTok Việt Nam nhấn mạnh điều quan trọng là nền tảng này tạo ra cơ hội chia đều cho tất cả. Ngay cả sinh viên hay những người đi làm công cũng có thể bán hàng mỗi tối.
“Tôi không biết câu chuyện này sẽ đi đến đâu, nhưng rõ ràng nó đã thay đổi hoàn toàn bức tranh của ngành bán lẻ. Các nhà bán lẻ chuyên nghiệp sẽ phải suy nghĩ tới việc tham gia vào câu chuyện này như thế nào trước sự thay đổi của khách hàng”, ông Thanh nhận định.
Ông còn chỉ ra rằng mỗi người sản xuất ra sản phẩm bất kỳ đều có lý do. TikTok trao cho họ cơ hội kể lại câu chuyện của mình. Những người sử dụng sản phẩm cũng có cơ hội kể lại rằng tại sao họ dùng sản phẩm đấy. Từ đó, những người tiêu dùng bình thường có thể lắng nghe và ra quyết định.
Một điểm mới khác mà ông Thanh chỉ ra là vai trò của người bán hàng cao hơn trước. “Theo quan sát của tôi, chỉ sau mấy tháng, tất cả các ngành hàng đều có những gương mặt mà một phiên livestream 1-2 tiếng của họ chắc chắn đạt trên 1.000 đơn hàng, thậm chí hàng chục ngàn đơn hàng”, ông chia sẻ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android