Hội đồng thẩm định đã lựa chọn phương án kiến trúc nhà ga T3 Tân Sơn Nhất được lấy ý tưởng thiết kế từ hình ảnh trang phục áo dài truyền thống.
- Máy bay Trung Quốc rơi ốc vít, dân mạng hoang mang, chuyên gia giải thích: Không ảnh hưởng đến an toàn hàng không!
- Máy bay "2 tầng": Giải pháp không gian hay cơn ác mộng mới cho những chuyến bay hạng phổ thông?
- Israel phát triển xe tăng robot: Có khả năng tự hành, mang theo tên lửa cùng máy bay không người lái
- Một nhóm chuyên gia vừa tạo ra chiếc máy bay giấy bay xa nhất thế giới, lên tới 77m
- Người đàn ông cải tạo chiếc máy bay cũ thành 5 phòng tiện nghi, sống quây quần cùng gia đình suốt 11 năm: Nội thất kinh ngạc!
Ngày 14-7, thông tin từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết Hội đồng thẩm định đã lựa chọn phương án kiến trúc nhà ga T3 Tân Sơn Nhất lấy ý tưởng thiết kế từ hình ảnh trang phục áo dài truyền thống - một biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Theo đó, ACV (đơn vị chủ đầu tư) đã vừa hoàn thiện, phê duyệt thiết kế nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất (TP HCM) và đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp, chuẩn bị khởi công dự án ngay trong quý III/2022.
Đại diện chủ đầu tư cho biết, ý tưởng thiết kế nhà ga T3 được lấy cảm hứng từ những nét đặc sắc về văn hóa, con người và vẻ đẹp tự nhiên của đất nước Việt Nam và được hội đồng thẩm định lựa chọn.
Phối cảnh nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Hình ảnh lớp mái cong mềm mại trải dài từ nhà ga đến vườn trung tâm của công trình phức hợp thương mại - văn phòng gợi nhớ đến đường nét mềm mại của tà áo dài, biểu trưng cho sự duyên dáng, thanh lịch.
Các lớp mái khác nhau lên xuống đan xen tạo nên sự đa dạng trong các góc nhìn, đồng thời mang ánh sáng tự nhiên vào trong không gian nhà ga, đem đến một không gian nội thất hài hòa, gần gũi nhưng cũng không kém phần hiện đại, sang trọng.
Bằng việc tận dụng đặc điểm quy mô rộng lớn của sân bay để tạo nên nét kiến trúc độc đáo, tôn vinh bản sắc văn hóa Việt Nam, hành khách khi đến với nhà ga T3 sẽ có một ấn tượng về một kiến trúc biểu tượng của sân bay Tân Sơn Nhất.
Ý tưởng thiết kế được lấy từ hình ảnh chiếc áo dài truyền thống
Theo thiết kế này, hành khách khi bắt đầu đến sân bay sẽ được chào đón bởi các hàng cây xanh bản xứ dọc theo tuyến đường trục chính, tạo thành một hành lang xanh kết nối với thành phố. Thiết kế thông gió tự nhiên và mái lấy sáng, kết hợp với các mảng xanh từ khu vực cảnh quan, công viên, quảng trường trên cao, hồ nước trang trí, tường xanh, tạo nên một kết nối đồng điệu với thiên nhiên
Theo ACV, phương án kiến trúc được chọn đáp ứng được các mục tiêu thiết kế bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, quy mô, tính linh hoạt, hiệu quả kinh tế, an ninh và chất lượng dịch vụ cao; thiết kế tối ưu, bảo đảm thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận; bảo đảm di chuyển thuận tiện cho hành khách nối chuyến với khả năng tiếp cận tốt với nhiều tiện nghi và khu vực mua sắm. Ngoài ra, giải pháp kết cấu cũng bảo đảm tính khả thi, an toàn, có độ bền cao, đáp ứng các yêu cầu sử dụng lâu dài và điều kiện địa lý của Việt Nam…
Phối cảnh bên trong nhà ga
Phối cảnh bên ngoài nhà ga
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp các dự án đang triển khai tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Theo đó, nhà ga hành khách T3 dự kiến có công suất 20 triệu hành khách/năm, sẽ góp phần nâng tổng công suất của toàn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách/năm như quy hoạch.
Về việc bàn giao mặt bằng trên diện tích đất quốc phòng để thực hiện dự án xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong tháng 7-2022 sẽ bàn giao 16,05 ha đất quốc phòng cho dự án để quý III/2022 khởi công. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu ACV và UBND TP HCM tiến hành khởi công đúng tiến độ sau khi nhận bàn giao mặt bằng, hoàn thành đồng bộ đưa vào khai thác, sử dụng trong tháng 9-2024.
Sân bay Tân Sơn Nhất thời gian qua đã nhộn nhịp trở lại với lượng hành khách tăng mạnh trong cao điểm hè. Hiện có những ngày, sân bay phục vụ khoảng hơn 120.000 lượt hành khách, cao kỷ lục trong dịp hè và cũng đạt mức cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh Cybercab: Chiếc xe điện tự lái không vô lăng, không bàn đạp, không cổng sạc, giá hơn 700 triệu đồng của Tesla
Tuy nhiên, khả năng hoạt động tự hành của chiếc xe này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Optimus - Robot hình người của Elon Musk lần đầu lộ diện trước công chúng: Có khả năng "làm mọi thứ", giá từ 20.000 đến 30.000 USD