Zoom đuổi việc 1.300 nhân viên, CEO xin lỗi và tuyên bố tự giảm tới 98% lương, không nhận thưởng
Đại dịch qua đi, Zoom bắt đầu rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
- Bard, đòn đáp trả của Google với ChatGPT: vội vàng ra mắt trong "Báo động đỏ", người dùng chưa được tiếp cận
- Người đàn ông kiếm được 15 tỷ đồng/năm nhờ việc nghiền nát mọi thứ thành cát bụi: Nghe kinh dị nhưng đây là ngành nghề được xem như cỗ máy kiếm tiền lớn thứ 2 chỉ sau Google
- CEO Google gửi email huy động toàn bộ nhân viên cùng tham gia phát triển chatbot AI đối đầu với ChatGPT
- Yêu cầu ChatGPT tự mô tả chân dung sau đó dùng một AI vẽ tranh để minh họa lại, kết quả đầy bất ngờ
- VinUni sẽ sớm đưa ChatGPT vào chương trình giảng dạy
Ngày 7/2 vừa qua, nền tảng gọi video trực tuyến Zoom cho biết công ty sẽ sa thải khoảng 1.300 nhân viên, tương đương khoảng 15% lực lượng lao động của mình. Đây là gã khổng lồ công nghệ mới nhất thông báo cắt giảm nhân sự đáng kể. Trước đó, do các nhu cầu dịch vụ kỹ thuật số tăng cao vì đại dịch, Zoom đã phải tuyển dụng thêm nhiều vị trí để đáp ứng.
Trong một bản ghi nhớ gửi cho nhân viên, CEO của Zoom - Eric Yuan cho biết việc sa thải sẽ ảnh hưởng đến mọi bộ phận của tổ chức. Yuan cũng nói rằng ông và các giám đốc cấp cao khác sẽ bị cắt giảm lương đáng kể. Vị CEO 52 tuổi thừa nhận ông đã mắc sai lầm trong việc tuyển dụng ồ ạt trong thời kỳ đại dịch.
“Là CEO và người sáng lập Zoom, tôi chịu trách nhiệm về những sai lầm và hành động chúng tôi thực hiện hôm nay. Tôi muốn thể hiện trách nhiệm giải trình không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động của chính mình. Vì mục tiêu đó, tôi sẽ giảm 98% tiền lương của mình cho năm tài chính sắp tới và bỏ tiền thưởng công ty cho năm tài chính 2023 của mình”.
Yuan cho biết các thành viên của nhóm điều hành công ty cũng sẽ giảm 20% lương cơ bản trong năm tài chính tới và không được hưởng tiền thưởng cho năm tài chính 2023.
Cổ phiếu của Zoom đã tăng gần 9% trong phiên giao dịch giữa trưa ngày 7/2, sau thông báo trên của Yuan.
Ảnh: Internet.
Zoom đã phát triển rất nhanh ngay từ những ngày đầu của đại dịch, khi nhiều người chuyển sang nền tảng của công ty để làm việc và nói chuyện với bạn bè, người thân trong giai đoạn phong tỏa. Giữa năm 2020, Zoom báo cáo doanh thu tăng vọt nhờ lượng khách hàng doanh nghiệp tăng đột biến vì họ buộc phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa.
Theo Yuan, Zoom đã tăng cường tuyển dụng nhân sự trong thời gian đó để hỗ trợ sự bùng nổ nhu cầu trên toàn thế giới. Trong vòng 24 tháng. Zoom đã tăng quy mô gấp 3 lần để đáp ứng nhu cầu đồng thời tiếp tục đổi mới.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Zoom đã giảm đáng kể vào năm ngoái khi mọi người bắt đầu quay trở lại văn phòng và trở về với cuộc sống bình thường như trước đại dịch.
Zoom không phải là “con cưng” của đại dịch duy nhất trải qua tình trạng này. Trước Zoom, từ cuối năm ngoái, nhiều công ty công nghệ lớn – vốn phát triển nhanh trong thời kỳ đại dịch, đã tuyên bố sa thải hàng loạt để cắt giảm chi phí trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và nhu cầu của người tiêu dùng sụt giảm.
Cuối ngày 7/2, nền tảng mua sắm trực tuyến eBay cũng tuyên bố sẽ cắt giảm khoảng 500 nhân viên trên toàn cầu trong 24 giờ tới. Trước đó, ngày 6/2, tập đoàn máy tính Dell cho biết họ sẽ cắt giảm khoảng 6.500 việc làm – tương đương 5% lực lượng lao động toàn cầu của hãng.
Jeff Clarke – đồng CEO của Dell cho biết công ty đang gặp phải tình trạng thị trường tiếp tục xói mòn với tương lai không chắc chắn. Dữ liệu phân tích chỉ ra rằng doanh số máy tính cá nhân đã giảm mạnh trong quý IV/2022. Trong các công ty lớn, Dell có mức giảm mạnh nhất với 37% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguồn: CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android