Hơn 1/5 số loài động vật di cư trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và 44% quần thể bị suy giảm.
- AI: Bạn của nhân loại hay kẻ hủy diệt tương lai?
- Sau 140 năm mất tích, loài bồ câu đầu đen bất ngờ quay trở lại khiến các chuyên gia cảm thấy sốc!
- Chuyên gia khuyên chúng ta nên chế ngự AI siêu thông minh trước khi quá muộn!
- Phát hiện loài sứa lạ gần Nhật Bản có thể chứa vô số nọc độc và 240 xúc tu!
- Công nghệ giao diện não-máy tính: Từ khoa học viễn tưởng đến hiện thực
Con số đáng báo động này được rút ra từ báo cáo tình trạng của các loài di cư trên thế giới được công bố trong khuôn khổ một hội nghị quốc tế diễn ra tại Samarkand, Uzbekistan, với sự tham dự của hơn 130 quốc gia ký kết Công ước Liên hợp quốc về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư (CMS) ngày hôm qua. Đây là báo cáo đầu tiên đánh giá tình trạng của các loài di cư trên thế giới trong đó tập trung vào 1.189 loài được liệt kê trong Công ước Liên hợp quốc về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư .
Theo đó, 1/5 trong số những động vật này đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng, trong khi 44% quần thể bị suy giảm. Trong số 158 loài động vật có vú được liệt kê trong Công ước, 40% đang bị đe dọa trên toàn cầu. Gần như tất cả (97%) trong số 58 loài cá trong danh sách trên đối mặt với nguy cơ cao bị tuyệt chủng.
Các loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: CBS News)
Các nhà khoa học nhận định, con người là chủ thể chính gây nên tình trạng này, thông qua các hành động phá hoại hoặc chia rẽ các quần thể, săn bắn, gây ô nhiễm môi trường bằng nhựa, hóa chất, ánh sáng, tiếng ồn…
Năm ngoái, Quỹ bảo vệ động vật quốc tế cho biết các loài động vật như tê giác, voi, hổ… đều đang đứng trước nguy cơ bi tuyệt chủng̣. Trên thế giới chỉ còn lại 2.700 con hổ. Ở vùng Viễn Đông của Nga hiện có gần 400 con hổ Amur. Ngoài ra, ở khu vực này còn có loài báo hoa mai tuyệt đẹp, nhưng nay cũng chỉ còn khoảng 30-40 con. Linh dương Saiga 20 năm trước đây đã có khoảng 2 triệu con thì nay cũng bị giảm mạnh. Trên lãnh thổ Nga hiện có đàn linh dương Saiga từ 3.000-5.000 con, trong tổng số 180.000 con trên toàn thế giới. Số lượng gấu Bắc Cực và hải mã sống ở biển Laptev cũng đang giảm dần.
Biến đổi khí hậu đã tác động đến tuyến đường và thời gian di cư, do điều kiện từng mùa thay đổi. Việc Trái Đất ấm lên cũng dẫn đến kết quả làm tuyệt chủng một số loài động vật. Hơn nữa, nạn phá rừng và giết hại động vật hoang dã đang hoành hành khắp nơi trên thế giới cũng góp phần không nhỏ khiến số lượng động vật giảm mạnh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"