10 người phụ nữ đã mở đường cho nền khoa học hiện đại ngày nay

    Long.J,  

    Dưới đây là những người phụ nữ thông minh, tài giỏi và hơn thế họ có ảnh hưởng vô cùng to lớn với nhiều ngành khoa học trong lịch sử.

    1. Gertrude Elion( 1918 –1999)

    Gertrude Belle Elion là một dược sĩ và nhà hoá sinh người Mỹ. Bà đã đóng góp lớn cho sự ra đời của viên thuốc Purinethol, loại thuốc đầu tiên chữa bệnh máu trắng. Bà theo đuổi ngành hoá học sau khi chứng kiến người ông của mình qua đời vì bệnh ung thư.

    Kể từ đó, bà đã nỗ lực tìm ra biện pháp chữa trị căn bệnh này, và phát triển nên 45 phương pháp điều trị khác nhau giúp hệ miễn dịch chống chọi với ung thư. Năm 1988, Gertrude Belle Elion giành giải Nobel Y học.

    2. Barbara McClintock (1902-1992)

    Barbara McClintock là nhà khoa học Hoa Kỳ được nhận giải Nobel Sinh lý học hay Y học. Bà là một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới trong lĩnh vực Di truyền học tế bào. McClintock nhận bằng Tiến sĩ Thực vật học năm 1927 tại Đại học Cornell và trở thành người dẫn đầu trong việc nghiên cứu di truyền học tế bào của ngô.

    3. Christiane Nüsslein-Volhard

    Giải Nobel Y học năm 1995 được trao cho nhà khoa học nữ Christiane Nüsslein-Volhard. Bà sinh ngày 20/10/1942 tại Magdeburg, Đức. Nơi làm việc tại thời điểm nhận giải thưởng: Viện Max-Planck, Cộng hòa Liên bang Đức.

    Giải đã được trao chung cho Edward B. Lewis, Christiane Nüsslein-Volhard và Eric F. Wieschaus cho những khám phá của họ liên quan đến việc kiểm soát di truyền của phôi trong giai đoạn đầu phát triển.

    4. Dorothy Crowfoot Hodgkin (1910-1994)

    Dorothy Crowfoot Hodgkin là nhà hóa học nữ người Anh. Bà giành Giải Nobel Hóa học năm 1964 nhờ công trình xác định công thức cấu tạo của các chất hoạt động sinh học bằng kỹ thuật X quang. Bà là một trong rất ít những người phụ nữ giành giải thưởng này. Chính xác hơn, bà là một trong bốn nhà hóa học nữ giành giải thưởng và là một trong hai nhà hóa học nữ giành giải độc lập

    5. Linda B. Buck

    Linda B. Buck (sinh ngày 29 tháng 1 năm 1947) là nhà sinh học người Mỹ, nổi tiếng về công trình nghiên cứu hệ khứu giác (olfactory system). Năm 2004 bà đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa cho công trình nghiên cứu cơ quan thụ cảm khứu giác (olfactory receptor)

    Bà là thành viên chính thức của Phân ban Khoa học Cơ bản tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, giáo sư Sinh lý học và Lý sinh học ở Đại học Washington tại Seattle và là nhà nghiên cứu của Viện Y học Howard Hughes. Bà được đưa vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Academy of Sciences) năm 2004.

    6. Irene Joliot Curie (1897 - 1956)

    Irène Joliot-Curie – con gái ruột của nữ bác học lừng danh thế giới Marie Curie và là một nhà hóa học và nhà vật lí học người Pháp. Cùng với hôn phu của mình là Frédéric Joliot-Curie, công trình về sự phát xạ nhân tạo của họ đã được trao giải Nobel Hóa học năm 1935.

    Irène Joliot-Curie qua đời ngày 17 tháng 3 năm 1956 tại Paris vì căn bệnh bạch cầu do ảnh hưởng từ các phản ứng phóng xạ với chất Polonium bà đã thực hiện trong quá trình làm việc. Hai năm sau đó, chồng bà mất vì bệnh gan vào tháng 8 năm 1958.

    7. Gerty Theresa Cori (1896-1957)

    Gerty Theresa Cori là một nhà hóa sinhngười Mỹ gốc Do Thái, đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1947, chung với chồng - Carl Ferdinand Cori – và nhà sinh học người Argentina Bernardo Houssay, cho công trình khám phá của họ về cách mà glycogen - một chất dẫn xuất của glucose – tan ra và tái tổng hợp trong cơ thể, để dùng như một nguồn và kho chứa năng lượng.

    Năm 1947 Gerty Cori trở thành người phụ nữ thứ ba — và là phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên — đoạt giải Nobel khoa học, Hố Cori trên Mặt Trăng được đặt theo tên bà. Bà cũng có chung một ngôi sao với chồng ở Đại lộ Danh vọng St. Louis (St. Louis Walk of Fame).

    8. Maria Goeppert-Mayer (1906-1972)

    Maria Goeppert-Mayer (1906-1972) là nhà vật lý người Mỹ gốc Đức. Bà đoạt Giải Nobel Vật lý vào năm 1963 cùng với J. Hans D. Jensen nhờ việc đề ra lý thuyết cấu trúc hạt nhân dạng lớp. Đoạt Giải Nobel Vật lý năm đó còn có Eugene Wigner. Bà cùng với Marie Curie trở thành hai người phụ nữ duy nhất giành Giải Nobel ở lĩnh vực này.

    9. Rita Levi Montalcini(1909-2012)

    Rita Levi-Montalcini đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986 cho công trình phát hiện ra Nhân tố tăng trưởng thần kinh (Nerve Growth Factor, NGF). Từ năm 2001, bà cũng là thượng nghị sĩ suốt đời ở Thượng nghị viện Ý. Năm 2012, Montalcini qua đời ở tuổi 103.

    Bà nổi tiếng với câu nói "Cuộc sống không kết thúc bằng cái chết. Những gì còn lại của bạn chính là điều bạn sẽ gửi gắm tới người khác. Sự bất tử không do cơ thể bạn quyết định. Một ngày nào đó nó cũng sẽ mất đi. Tôi không bận tâm đến cái chết. Điều quan trọng là thông điệp mà bạn để lại cho mọi người. Đó mới chính là sự bất tử."

    10. Rosalyn Sussman Yalow (1921-2011)

    Rosalyn Sussman Yalow là thầy thuốc giành giải Nobel Y học sau khi phát triển ra RIA, một kỹ thuật dùng để đo độ tập trung của các kháng nguyên như hormone trong cơ thể. Kỹ thuật này được dùng để xét nghiệm máu phát hiện ra các bệnh truyền nhiễm, như HIV/AIDS hay viêm gan. Nhờ có bà, mà thế giới trở nên an toàn hơn khi truyền máu.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ