2 kim loại ít người biết đến nhưng siêu quan trọng đối với ngành công nghệ, vừa được Trung Quốc biến thành 'vũ khí' để trả đũa Mỹ
Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ - châu Âu lại một lần nữa leo thang khi Trung Quốc thông báo áp đặt lệnh giới hạn xuất khẩu đối với 2 kim loại quan trọng đối với ngành công nghệ.
- 'Nỗi đau thầm kín' của Mark Zuckerberg: Apple có thể bán iPhone, Tesla có thể bán ô tô tại Trung Quốc nhưng Meta thì không
- Vì sao mẫu xe điện này của BYD "bán đắt như tôm tươi" ở Brazil dù giá cao gấp đôi tại quê nhà Trung Quốc?
- Hệ thống Trung Quốc dùng hàng ngày lại là niềm mơ ước của nước Mỹ: Mạng lưới đường sắt cao tốc lớn gấp 54 lần, 4/10 tàu đứng top thế giới, vẫn được rót hàng tỷ USD để nâng cấp
- "Giải phẫu" xe điện Trung Quốc, tại sao người Nhật đánh giá đây là "hãng dẫn đầu thế giới trong tương lai", vượt mặt cả Tesla
Hôm qua (3/7), Bộ Công thương Trung Quốc vừa thông báo áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu lên gallium và germanium sang thị trường Mỹ và châu Âu. Đây là hai kim loại rất quan trọng đối với quá trình sản xuất linh kiện cho các thiết bị điện tử như chip bán dẫn, thiết bị viễn thông và xe điện.
Thông báo của Bộ Công thương Trung Quốc cho hay, lệnh hạn chế chính thức có hiệu lực từ 1/8, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà xuất khẩu sẽ phải xin giấy phép từ bộ này nếu họ muốn bắt đầu hoặc tiếp tục vận chuyển 2 kim loại nói trên ra khỏi Trung Quốc. Ngoài ra họ còn phải báo cáo chi tiết về bên mua.
Như vậy cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ - châu Âu lại một lần nữa leo thang khi Trung Quốc thông báo áp đặt lệnh giới hạn xuất khẩu đối với 2 kim loại quan trọng đối với ngành công nghệ.
Chính xác thì gallium và germanium là gì và chúng quan trọng đến mức nào?
Cả hai đều có màu trắng bạc và thường được phân loại vào nhóm kim loại phụ (minor metals). Khác với các kim loại cơ bản (base metals), kim loại phụ có sản lượng rất nhỏ và khó có thể tìm thấy trong tự nhiên. Thay vào đó, chúng là phụ phẩm xuất hiện trong quá trình luyện các kim loại cơ bản như kẽm hay nhôm.
Nếu so sánh với những hàng hóa khác như đồng hay dầu mỏ, thị trường gallium và germanium rất nhỏ bé. Ví dụ, năm 2022 tổng giá trị gallium mà nước Mỹ nhập khẩu (dưới dạng kim loại và tấm wafer GaAs) chỉ đạt khoảng 225 triệu USD. Tuy nhiên, vì chúng được sử dụng trong nhiều ngành mang tính chiến lược, lệnh hạn chế của Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra những tác động sâu rộng.
Ngành sản xuất chip, thiết bị viễn thông và công nghiệp quốc phòng đều sử dụng gallium và germanium. Gallium được sử dụng trong các con chip bán dẫn hợp chất, trong màn hình tivi và điện thoại di động, trong các tấm pin năng lượng mặt trời và cả các radar.
Còn germanium được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống liên lạc bằng sợi quang, ống nhòm hồng ngoại. Và hầu hết các vệ tinh khám phá không gian đều sử dụng những tấm pin năng lượng mặt trời làm từ germanium.
Trung Quốc quan trọng như thế nào trên thị trường gallium và germanium?
Rất khó để theo dõi dòng chảy thương mại trên những thị trường ngách siêu nhỏ như vậy. Tuy nhiên, Trung Quốc chiếm tới 94% nguồn cung gallium và 83% nguồn cung germanium trên toàn cầu. Và mặc dù cả hai kim loại này đều có thể thay thế, làm như vậy sẽ rất tốn kém chi phí và có thể làm giảm hiệu suất công nghệ.
Gallium và germanium không quá hiếm, nhưng chi phí để khai thác chúng khá cao. Và bởi vì bao lâu nay Trung Quốc vẫn xuất khẩu với mức giá rẻ, trên thế giới có rất ít nơi có thể thay thế Trung Quốc.
Trong lúc Trung Quốc tăng sản lượng, các nước khác như Đức và Kazakhstan đã thu hẹp sản lượng. Tuy nhiên, giới phân tích dự báo nếu như lệnh hạn chế của Trung Quốc khiến giá tăng, các nhà sản xuất khác sẽ tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
Tái chế cũng là 1 lựa chọn. Hiện nay germanium vẫn được tái chế từ những chiếc xe tăng (và các phương tiện quân sự khác) đã ngừng sử dụng.
Ngoài Trung Quốc, các nước có thể sản xuất gallium bao gồm Nga, Ukraine, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ở Bắc Mỹ, Canada và Mỹ có thể sản xuất germanium. Tại châu Âu, tập đoàn Umicore SA của Bỉ có thể sản xuất cả hai.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming