20 câu nói “kinh điển” suốt hơn 2 thập kỷ qua chứng tỏ sự thông minh cực đỉnh của ông chủ Amazon

    Nguyễn Nguyễn, Theo Nhịp Sống Kinh Tế 

    Những lá thư gửi các cổ đông suốt 20 năm qua đã góp phần nào đó thể hiện được trí tuệ và năng lực của Jeff Bezos. Chỉ qua một câu nói trong mỗi lá thư cũng đủ hiểu tại sao Bezos lại có thể đứng ở vị trí người giàu có bậc nhất thế giới.

    Tỷ phú Warren Buffett nổi tiếng là người có những bức thư gửi cổ đông sâu sắc nhất. Sự uyên thâm của Buffett đã giúp ông trở thành một trong những nhà đầu tư tài ba nhất thế giới. Thế nhưng, hơn 20 năm trước Buffett đã bắt gặp một người truyền cảm hứng giúp ông có cách đầu tư khôn ngoan. Người đó chính là ông chủ Amazon , Jeff Bezos .

    Sự thông minh của Bezos luôn được in dấu trong từng lá thư gửi các cổ đông của mình. Mỗi lá thư ấy lại có những câu nói chủ chốt bao hàm được toàn bộ triết lý và tâm tư mà Jeff Bezos muốn gửi gắm.

    Dưới đây là 20 câu nói "vàng mười" của Jeff Bezos trong 20 lá thư gửi cổ đông từ năm 1997 đến năm 2017:

    1997: Chúng ta tập trung vào mục tiêu lâu dài

    Ngay từ khi bắt đầu, Bezos đã có quan điểm rõ ràng rằng sẽ phớt lờ cách làm việc của phố Wall và chỉ tập trung vào mục tiêu dài hạn: "Vì đề cao mục tiêu dài hạn nên chúng ta có thể quyết định và cân nhắc các hợp đồng kinh doanh theo cách khác biệt với các công ty khác. Chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư vào sự tinh anh của đội ngũ lãnh đạo thị trường dài hạn chứ không như những hoạt động ngắn hạn của phố Wall".

    1998: Nguyên tắc tuyển dụng gói gọn trong 3 câu hỏi

    Chúng ta nên nhìn vào cách tuyển dụng nhân tài khác biệt của ông chủ Amazon cuối những năm 1990 để thấy được trí tuệ của người đàn ông giàu nhất hành tinh này:

    "Trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, chúng ta nên dựa trên 3 câu hỏi để đưa ra quyết định có tuyển dụng hay không:

    - Bạn có ngưỡng mộ ứng cử viên này không?

    - Liệu ứng cứ viên này sẽ nâng cao hiệu quả công việc của cả đội khi được tuyển dụng?

    - Ứng cử viên này sẽ trở thành ngôi sao trong lĩnh vực nào?".

    1999: Thương mại điện tử hiện nay rất tệ nhưng tương lai sẽ rất phát triển

    Điều đó giờ đây quá hiển nhiên. Bezos đã dự đoán rất rõ ràng về lĩnh vực thương mại điện tử sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian.

    "Trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiện nay cực kỳ tồi tệ và tương lai nó sẽ trở nên hoàn thiện hơn nhiều".

    2000: Chúng ta sẽ học từ chính những thất bại của mình

    Giống tất cả các công ty khác, Amazon cũng có những thất bại khi thời đại công nghệ bùng nổ. Bezos thừa nhận: "Nhớ lại, chúng ta đã đánh giá không đúng mức về vấn đề thời gian cần bao lâu để đầu tư vào một lĩnh vực nào đó. Cũng như đã đánh giá thấp mức độ khó khăn khi cạnh tranh với các công ty thương mại điện tử khác".

    2001: Tại sao chúng ta bắt đầu hạ giá thành sản phẩm

    Đầu năm 2001, công ty ta đã bắt đầu hạ thấp giá thành sản phẩm dựa vào một quy luật có trong tất cả các lớp cử nhân quản trị kinh doanh:

    "Tập trung vào cải thiện chi phí sẽ giúp chúng tôi có thể giảm giá thành sản phẩm. Đó là mấu chốt giúp chúng tôi phát triển. Bán được nhiều hàng hóa sẽ làm tăng lãi sản xuất bù vào chi phí sản xuất, từ đó giảm chi phí trên từng sản phẩm và sẽ giảm giá thành nhiều hơn. Khách hàng thích thế và có lợi cho các cổ đông. Hãy đặt niềm tin vào chúng tôi với quy luật này".

    2002: Chúng tôi cũng có thể làm một cái bánh cho mình ăn (giá thành thấp và dịch vụ khách hàng)

    "Một trong những điểm kỳ lạ khá thú vị của chúng tôi là hiểu ý rất dở. Có thể nhận thấy rằng chúng tôi quyết định đưa ra dịch vụ khách hàng hàng đầu thế giới trong khi đó lại cung cấp cho họ giá thành thấp nhất có thể. Với mục tiêu kép này thì chúng tôi có vẻ quá kỳ cục, đó là nếu không muốn thẳng thừng nói rằng chẳng khác nào anh hùng rơm".

    2003: Hãy xem xét lại ý tưởng dài hạn trông như thế nào

    Bezos thường xem xét lại ý tưởng dài hạn rất nhiều lần. Ông giải thích sự khác nhau giữa những người "chủ nhà" của tập đoàn Amazon và những người "thuê nhà" như thế này:

    "Chủ nhà khác những người thuê. Tôi biết một cặp vợ chồng có nhà cho thuê đã chuyển sang dùng một cây thông được đính trên một tấm gỗ cứng thay vì sử dụng cây thông đứng như bình thường. Chủ nhà nào cũng biết nhìn xa trông rộng. Tương tự vậy, nhiều nhà đầu tư giống những người thuê nhà ngắn hạn đã rót vốn đầu tư rất nhanh vào những công ty họ chỉ đang thuê, nghĩa là họ chỉ làm chủ tạm thời mà thôi".

    2004: Dòng tiền tự do quan trọng hơn lợi nhuận

    Bezos đã đưa ra một ví dụ khá gượng gạo về một doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận bằng tiền mặt nhưng lại trở thành một doanh nghiệp thiếu tiền mặt vì đã chuyển tiền mặt vào ngân hàng.

    "Một công ty thực sự có thể làm suy yếu giá trị các cổ đông trong trường hợp nào đó do lợi nhuận tăng".

    2005: Có số liệu thì tốt nhưng óc phán đoán lâu dài còn tốt hơn

    Bezos luôn cân nhắc khi nào sử dụng số liệu để đưa ra quyết định và khi nào bỏ qua.

    "Chúng ta có thể ước tính việc giảm giá thành sản phẩm trong tuần nay hay quý này nhưng không thể ước tính việc giảm giá thành này có ảnh hưởng như thế nào đến công việc kinh doanh của công ty trong 5 năm, 10 năm hay nhiều năm nữa. Óc phán đoán của chúng ta khi này sẽ là làm thế nào để tạo ra chu trình biến mục tiêu dài hạn thành nhiều đồng đô la hơn trong dòng tiền tự do".

    2006: Quyết định thế nào để theo đuổi cơ hội mới

    Tùy chọn là yếu tố then chốt của tập đoàn Amazon. Ví dụ, tùy chọn là có thể theo đuổi nhiều lối kinh doanh tiến bộ cùng lúc. Bezos luôn tìm kiếm ba điều trong các nguyên tắc kinh doanh:

    "Chúng tôi tự thuyết phục mình rằng cơ hội mới có thể tạo ra lợi nhuận trên vốn mà các nhà đầu tư mong đợi khi họ đầu tư vào Amazon rằng việc kinh doanh mới có thể phát triển đến một quy mô đáng chú ý trong phạm vi toàn thể tập đoàn. Cơ hội đó hiện vẫn chưa có lợi nhưng chúng tôi có những khả năng cần thiết để mang lại sự khác biệt mạnh mẽ trong dịch vụ khách hàng so với thương trường".

    2007: Liệu chúng ta có thể thực sự thay thế phát minh 500 năm tuổi (là những cuốn sách) không?

    Khi thiết kế máy đọc sách Kindle, Bezos đã suy nghĩ: "Chúng tôi xác định những điều chúng tôi nghĩ là đặc điểm quan trọng nhất của một cuốn sách. Đó là khi đọc sách bạn không hề để ý đến giấy, mực, keo dán hay các đường khâu ở gáy sách. Tất cả đề biến mất và chỉ còn lại trong tâm trí bạn là thế giới của tác giả mà thôi".

    2008: Chúng ta nên tập trung vào các kỹ năng riêng hay khách hàng? Khách hàng - luôn là khách hàng!

    Nhiều công ty có xu hướng tập trung vào sức mạnh của công ty. Điều đó chẳng có gì là sai cả nhưng theo Bezos mặc dù vậy vẫn có các phương pháp lâu dài tốt hơn.

    "Tuy nhiên, các kỹ năng riêng được sử dụng độc quyền thì nhân viên công ty sẽ chẳng bao giờ phát triển được kỹ năng mới. Cuối cùng, những kỹ năng hiện tại sẽ trở thành lỗi thời. Làm việc dựa vào nhu cầu của khách hàng giúp chúng tôi có những năng lực mới".

    2009: Cách thiết lập mục tiêu

    Amazon đặt ra rất nhiều mục tiêu. Hầu hết đều không liên quan đến kết quả tài chính mà chúng tôi chủ yếu tập trung vào quá trình, cái mà có thể kiểm soát được.

    "Những lãnh đạo có thâm niên mới đến làm việc cho Amazon thường kinh ngạc bởi chúng tôi dành quá ít thời gian thảo luận về kết quả tài chính thực tế hoặc dự kiến. Mà chúng tôi tập trung năng lượng vào đầu vào có thể kiểm soát đối với các doanh nghiệp. Đó là cách hiệu quả nhất để tối đa hóa đầu ra tài chính theo thời gian".

    2010: Chúng tôi đang sử dụng Trí tuệ nhân tạo và nó đang tạo nên sự khác biệt

    Đây là phần thắng bất ngờ lớn nhất của lá thư gửi các cổ đông năm 2010. Bezos đưa ra khía cạnh quan trọng nhất giúp Amazon xây dựng công nghệ để tạo nên đế chế của riêng mình. Điểm mấu chốt quan trọng nhất là dựa vào những lĩnh vực chưa được khám phá.

    "Nhiều vấn đề hóc búa chúng tôi phải đối mặt mà không có giải pháp trong sách giáo khoa. Và vì thế mà chúng tôi có diễm phúc phát minh ra cách tiếp cận mới".

    2011: Loại bỏ những "người gác cổng" cho thế giới và cho chúng tôi

    Một số người cho rằng Amazon là tư bản độc quyền nên bị cho giải thể. Nhưng những người gièm pha này phải cũng phải thừa nhận các dịch vụ điện toán đám mây của Amazon (AWS), phần mềm đọc sách Kindle và dịch FBA (bạn bán, Amazon ship và lưu kho) đã loại bỏ những ngưới gác cổng và cho phép các thương nhân nhỏ phát triển với một khoản phí khá thấp.

    "Ngay cả những "người gác cổng" quan trọng cũng làm chậm lại sự đổi mới. Khi tự phục vụ là nền tảng thì ngay khi một ý tưởng chưa chắc thành sự thật cũng có thể được thử. Vì chẳng có "người gác cổng" nào có thể nói với bạn rằng "Điều đó sẽ không bao giờ có kết quả đâu". Và hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi những ý tưởng chưa chắc thành sự thật này lại thành công. Khi đó người thụ hưởng sự đa dạng ấy sẽ là xã hội loài người".

    2012: Tập trung vào khách hàng, không tập trung vào cạnh tranh

    Amazon lo lắng về việc hoàn thành nhiệm vụ của mình hơn là sự cạnh tranh đang diễn ra thế nào.

    "Một lợi thế khá hữu ích của việc tập trung vào khách hàng là nó giúp chủ động. Khi ở trạng thái hoàn hảo nhất, chúng tôi không chờ những tác động bên ngoài. Chúng tôi hướng nội để cải thiện dịch vụ, thêm các tiện ích và tính năng trước khi phải làm. Chúng tôi giảm giá thành, tăng giá trị cho khách hàng trước khi phải làm. Chúng tôi phát minh trước khi chúng tôi phải phát minh".

    2013: Cách chúng tôi phát minh ở Amazon

    Coi thất bại là huyền thoại. Dĩ nhiên huyền thoại ấy dẫn đến rất nhiều thất bại nhỏ và... một vài thành công to lớn.

    "Thất bại là một phần tất yếu của phát minh. Nó không phải tùy vào từng phát minh. Chúng tôi hiểu điều đó và tin thất bại ban đầu thì hãy làm lại đến khi thành công. Khi thành công rồi thì những thất bại ấy chẳng là gì cả".

    2014: Amazon kết hợp thị trường trực tuyến, Prime và AWS

    "Một công việc kinh doanh đáng mơ ước cần có ít nhất bốn đặc điểm: khách hàng thích, có thể phát triển lên quy mô lớn, lợi nhuận cao và có thể tồn tại qua hàng thập kỷ. Khi bạn tìm thấy một mô hình kinh doanh như thế thì đừng bỏ lỡ, hãy kết hợp ngay".

    2015: Cửa hai chiều so với cửa một chiều

    Bezos nhận thấy hầu hết mọi quyết định đều có thể đảo ngược.

    "Một số quyết định không thể đảo ngược giống cánh cửa một chiều. Những quyết định này phải thực hiện thật cẩn trọng, có phương pháp và chậm rãi. Nếu đi qua cánh cửa này chẳng may không thích những thứ sau cánh cửa ấy thì bạn không thể quay trở lại. Nhưng hầu hết các quyết định đều có thể thay đổi và đảo ngược, đó giống cánh cửa hai chiều. Bạn đi vào cửa mà không thích thì có thể trở ra và không phải gánh chịu hậu quả lâu dài như cửa một chiều. Các quyết định loại thứ hai thường được cá nhân hay nhóm nhỏ thực hiện nhanh chóng".

    2016: Cách đưa ra quyết định cực nhanh và chất lượng cực đỉnh

    Tiếp tục với chủ đề cửa hai chiều trong lá thư năm ngoái, Bezos nói rõ dự định sẽ đẩy mạnh sự cố gắng để có thể đưa ra quyết định nhanh nhất có thể.

    "Duy trì năng lượng và động lực cho những ngày đầu, bằng cách nào đó bạn phải đưa ra quyết định nhanh và chất. Khá dễ đối với các nhà khởi nghiệp nhưng lại là thách thức cho các công ty lớn".

    2017: Đạt tiêu chuẩn

    Cuối cùng, Bezos gợi nhắc đến tiêu chuẩn cao. Trong khi hầu hết mọi người có thể xác định tiêu chuẩn đó như thế nào nhưng có vẻ vẫn còn thiếu một phần nào đó.

    "Để đạt được các tiêu chuẩn cao bạn cần phải hình thành và chủ động chiếm được lòng tin của mọi người trước những khó khăn sắp xảy ra.

    Trí tuệ tuyệt vời như vậy sẽ giúp cả chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Chuyên tâm và dành nhiều thời gian vào các công ty mang nhiều giá trị như Bezos đã trình bày. Nhờ đó bạn sẽ có thể tìm được các khoản đầu tư thành công và đạt được sự độc lập về tài chính kinh tế".

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ