"2023 rồi vẫn dùng Android à?": Lý do Gen Z Mỹ tin rằng smartphone Android chỉ dành cho người già, kém sang so với iPhone
Một cuộc khảo sát gần đây với thanh thiếu niên tại Mỹ cho thấy 87% có iPhone và không có ý định chuyển đổi. Họ có lý do của họ.
- Săn sale loa mini Energizer giảm 70%: Nghe đủ hay, pin đủ lâu nhưng phải giảm giá mới đáng mua
- Tòa nhà cao nhất Trung Quốc: Thiết kế phức tạp, hơn 100 thang máy siêu tốc
- Trung Quốc 'mở khoá' một loại công nghệ chỉ 'trên trời' mới có: Tạo ra nguồn năng lượng sạch, gần như vô hạn, cả Mỹ và châu Âu đều không thể 'làm ngơ'
Deb Harrison – một phụ nữ sống ở Hudson Valley, New York (Mỹ), đang rơi vào cảnh ‘đau đầu’ khi hai đứa con mình có quan điểm trái ngược nhau về smartphone. Kira, cô con gái út 15 tuổi, muốn có một chiếc iPhone 11, bởi bạn bè cùng lớp đều sử dụng mẫu smartphone này của Apple. Cô bé không muốn mình trở thành ““người kỳ quặc”, theo cô Harrison. Trong khi đó, người con riêng Justice, 16 tuổi, lại lựa chọn chiếc Motorola One 5G UW, vốn là một mẫu smartphone sử dụng hệ điều hành Android. Nam sinh này biết lựa chọn của mình có thể gây tranh cãi, nhưng cậu vẫn cho rằng sự khác biệt sẽ tạo ra sự hấp dẫn nhất định.
“Những người bạn cùng lớp có iPhone sẽ chế nhạo vì nó không sử dụng smartphone của Applle,” cô Harrison nói. Tuy nhiên, mẹ của Justice cũng khẳng định con trai mình dường như không bận tâm đến sự chế nhạo của bạn bè cùng lớp.
Đáng nói, những trải nghiệm về smartphone của con trai và con gái của cô Harrison không là cá biệt tại Mỹ. Trên thực tế, với giới trẻ tại quốc gia phát triển bậc nhất thế giới, iPhone được coi là mẫu smartphone ‘thời thượng’ và 'hợp mốt' hơn so với smartphone Android.
Chỉ người già mới dùng smartphone Android?
Theo quan sát của Melissa Jones, một cựu giáo viên tại thành phố Lebanon (tiểu bang Indiana, Mỹ), đối với học sinh, việc sở hữu một chiếc điện thoại đời mới được coi là quan trọng nhất. Đáng nói, những video so sánh hai iOS và Android tràn ngập trên Tiktok, vốn tập trung vào việc ‘châm biếm’ hay chê bai hệ điều hành của Google, vô hình trung đã tác động không nhỏ tới quan điểm của giới trẻ. Theo đó, nhiều thanh thiếu niên Mỹ đã mặc định coi hệ điều hành Android là công nghệ lỗi thời và chỉ phù hợp với những người lớn tuổi, bất kể bất kể mẫu điện thoại đó có mới đến thế nào.
"Bạn đang nói với tôi rằng vào năm 2023, bạn vẫn dùng ‘Droid (tiếng lóng chỉ Android)?” Abdoul Chamberlain, một Tiktoker mới 20 tuổi nói trong một video được đăng vào tháng Tư. “Bạn chắc phải tầm ít nhất 50 tuổi rồi.”, Tiktoker này kết luận.
Đoạn video của Abdoul Chamberlain tiếp tục nói rằng chỉ có các bậc phụ huynh mới dùng điện thoại Android. Bất chấp những tuyên bố liên tục từ người dùng Android rằng các tính năng như máy ảnh hoặc thời lượng pin trên Android tốt hơn iPhone, Chamberlain khẳng định bản thân vẫn từ chối mua một chiếc smartphone sử dụng hệ điều hành này.
Trong khi đó, các video khác trên Tiktok mô tả trải nghiệm của những học sinh đến trường trung học với một chiếc điện thoại Android, và bị bạn bè trêu chọc là ‘nghèo túng’ hoặc ‘tới từ thời trung cổ’. Thậm chí, một số video cũng kể lại cảm giác lạc lõng khi là người dùng Android hiếm hoi trong một nhóm bạn bè đều sử dụng iPhone. Theo đó, cuộc trò chuyện nhóm iMessage với người dùng Android, được đánh dấu bằng bong bóng màu xanh lục, sẽ hạn chế người dùng iPhone truy cập các tính năng chính như phản hồi chuỗi, chỉnh sửa văn bản, v.v. Việc tải lên ảnh và video cũng bị nén nhiều hơn bình thường.
Lý do giới trẻ Mỹ ưa chuộng iPhone
Theo trang phân tích lưu lượng truy cập Statcounter, Apple nắm giữ 57% thị trường smartphone tại Mỹ, trong khi số lượng smartphone Android ở quốc gia này chỉ chạm mốc 42%. Tuy nhiên, con số trên sẽ sụt giảm mạnh hơn nữa với smartphone Android khi thu hẹp xuống đối tượng thanh thiếu niên.
Theo một cuộc khảo sát với 7.100 thanh thiếu niên tại Mỹ vào năm ngoái do ngân hàng đầu tư Piper Sandler thực hiện, 87% người hiện sử dụng iPhone và 87% dự định gắn bó với thương hiệu này cho chiếc điện thoại tiếp theo của họ. Theo Android Authority, kể từ những ngày đầu của iPod, Apple luôn dựa vào “hiệu ứng hào quang”, trong đó các sản phẩm cấp thấp có sức hấp dẫn rộng rãi được sử dụng để thu hút người dùng vào hệ sinh thái Apple. iPhone từ lâu đã thay thế iPod trong vai trò đó và là sản phẩm đầu tiên của nhiều người dùng đến với thế giới Apple.
Thật không may cho Google, những khuôn mẫu, thói quen và sở thích mà các cá nhân hình thành ở tuổi thiếu niên thường sẽ tiếp tục gắn bó suốt đời. Càng nhiều người dùng trở nên quen thuộc và tin tưởng vào các dịch vụ của Apple thì sau này họ càng khó có khả năng thoát ra khỏi hệ sinh thái của Táo khuyết.
Cũng phải nói thêm, sự kỳ thị đối với điện thoại Android hầu hết là hiện tượng cá biệt ở Mỹ, ít nhất là ở mức độ ảnh hưởng đến thói quen mua hàng. Trên toàn thế giới, theo cùng một báo cáo của Statcounter, Android chiếm phần lớn đáng kể trong tổng số điện thoại thông minh được bán ra, đạt 71% thị phần bán hàng so với 28% của Apple. Bản thân sự vượt trội của Android trên toàn cầu cũng giải thích vì sao Samsung sẵn sàng châm biến giới trẻ Mỹ khi thực hiện một đoạn video quảng cáo cho Galaxy Z Flip 5 - mẫu điện thoại nắp gập mới nhất của Samsung hướng tới đối tượng người dùng chính là Gen Z.
Theo đó, Samsung đưa ra ý tưởng rằng một số thiếu niên coi việc đổi chiếc iPhone của mình lấy điện thoại Android giống như việc đánh đổi với...cái chết. Khá trớ trêu, bản thân Galaxy Z Flip 5 có giá bán thậm chí còn đắt đỏ hơn nhiều so với iPhone – điều mà không nhiều người trẻ là fan của iOS biết được.
Trong khi đó, ở một thế giới thực ít phức tạp hơn nhiều, cậu con trai 15 tuổi của ông Jones vẫn giữ được một tình bạn bền vững với bạn của mình, bất kể cả hai đang dùng điện thoại Android hay Apple. Thay vì bận tâm về bong bóng chat màu xanh lá hay xanh lam, cả hai vẫn gửi tin nhắn, ảnh và video thông qua ứng dụng Snapchat miễn phí.
Tham khảo WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"