4 điểm chủ chốt phân biệt Lực lượng Đặc nhiệm Mũ Nồi Xanh và Lực lượng Delta mà bạn không biết tới

    Dink,  

    Đây sẽ là những thông tin giúp bạn không bao giờ nhầm lẫn hai lực lượng tinh nhuệ này của quân đội Mỹ.

    Lực lượng đặc nhiệm số một của quân đội Mỹ được biết tới bằng nhiều cái tên: Delta hay Lực lượng Delta, hoặc CAG – viết tắt cho Nhóm Ứng dụng Chiến đấu (Combat Application Group) và nhiều cái tên khác nữa. Tên nào cũng vậy, ta đều không nghi ngờ việc lực lượng này mà một trong số nhóm quân sự của chính phủ tinh nhuệ nhất trên thế giới.

    Họ góp công ở rất nhiều chiến dịch lớn, từ những ngày đầu ở mặt trận Afghanistan với các nhiệm vụ tấn công al Qaeda hay các nhiệm vụ truy quét khủng bố ngày nay. Nhóm chống khủng bố bí mật này biết rõ cách thức để vô hiệu hóa những mục tiêu, những mối đe dọa hàng đầu.

    Nhưng trong các chiến dịch sau sự kiện 11/9, các thành viên của Lực lượng Delta trong Lực lượng Đặc nhiệm được giao nhiều nhiệm vụ giống nhau, dò tìm những mục tiêu hàng đầu hay tấn công những cơ sở khủng bố. Và bản thân Lực lượng Delta cũng có rất nhiều lính thuộc Lực lượng Đặc nhiệm trong hàng ngũ của mình, vì thế “nền văn hóa” của hai lực lượng này dần đan xen vào với nhau.

    Đó là lý do vì sao người ta hay nhầm lẫn Lực lượng Delta và Lực lượng Đặc nhiệm, họ không biết cách phân biệt ai với ai bởi lẽ, ai cũng tưởng những người lính cầm súng phục vụ tổ quốc thì đều có trách nhiệm như nhau cả.

    Theo như lời Thiếu tướng Benett Sacolick, người đứng đầu Trung tâm Huấn luyện Lực lượng Đặc nhiệm – nơi toàn bộ những người lính thuộc Lực lượng Đặc nhiệm được tập huấn, đã nêu rõ sự khác biệt giữa hai nhóm là Lực lượng Delta và Lực lượng Đặc nhiệm – những người lính Mũ Nồi Xanh.

    Họ có 4 điểm khác biệt chủ chốt:

    Lực lượng Delta là gì và họ là ai?

    Với khả năng bao quát thông tin, đào bới thông tin và lan truyền thông tin của cư dân mạng như hiện nay thì khó lòng giữ được bí mật. Và tin tức từ các bài báo, phóng sự sau sự kiện 11/9 càng làm cho cái tên “Lực lượng Delta” không còn là một bí mật của chính phủ nữa rồi.

    Cái tên này xuất hiện nổi tiếng nhất là từ cuốn sách Black Hawk Down của tác giả Mark Bowden. Cuốn sách dựa trên sự kiện có thật tại Mogadishu, Somali vào năm 1993 và hình tượng người lính thuộc Lực lượng Delta xuất hiện nổi bật trong những trang sách ấy và cả bộ phim chuyển thể sau này.

    Trước đây, Lực lượng Delta được giữ bí mật tuyệt đối. Thành viên của lực lượng này phải đồng ý với một thỏa thuận pháp lý yêu cầu họ không được nhắc đến một từ nào liên quan tới “đơn vị” này, nếu không tuân theo thì họ sẽ bị bỏ tù. Thậm chí, khi một người lính Delta hi sinh trong chiến trận, Quân đội cũng vẫn không đưa ra bất kì một thông tin nào.

    Lực lượng Delta cùng với SEAL Team 6, thuộc Hạng 1 trong số các đơn vị đặc nhiệm, hoàn toàn được giữ bí mật với công chúng.

    Nhưng Lực lượng Đặc nhiệm thì ngược lại, họ được công chúng biết tới với một vài chiến dịch tiêu biểu trong và ngoài nước. Đây là điểm khác biệt đầu tiên, dù Lực lượng Đặc nhiệm cũng hoạt động trong thầm lặng như Lực lượng Delta, nhưng sự tồn tại của họ không phải là một bí mật.

    Việc xây dựng một đội quân du kích

    Đây là điểm khiến Lực lượng Đặc nhiệm khác hoàn toàn với các đơn vị khác trong Quân đội Mỹ. Khi Đội quân Mũ Nồi Xanh được thành lập vào những năm 1950, những nhà lãnh đạo quân sự đã nhận ra tầm quan trọng của việc chống nổi loạn và những cuộc chiến tranh du kích, chiến đấu trong bóng tối thay vì luôn cầm súng chạy ngang chiến trường.

    Vì thế Lực lượng Đặc nhiệm, sau này được biết tới với cái tên Đội quân Mũ Nồi Xanh, được tạo ra để phục vụ những chiến dịch hỗ trợ các lực lượng bên ngoài lãnh thổ Mỹ, giúp đỡ chính phủ địa phương chống lại các mối nguy hiểm tiềm tàng.

    Theo như đại diện của Quân đội Mỹ nói, những nhiệm vụ ngoài lãnh thổ quốc gia như vậy sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tốt với các lực lượng vũ trang tại địa phương. Họ có thể hướng dẫn những đội quân yếu hơn về chiến thuật, cách chiến đấu cũng như các kĩ thuật trong quân sự cũng như trên chiến trường. Từ đó, quân đội địa phương có thể tự lo được khi Mỹ rút quân khỏi những chiến trường ấy.

    Còn về Lực lượng Delta (cũng như các lực lượng biệt kích đặc nhiệm khác như SEAL Team 6, ...) có nhiệm vụ thực hiện những chiến dịch thuộc hàng đánh nhanh và đánh mạnh trong khoảng thời gian chớp nhoáng, như những nhiệm vụ càn quét hay bắt giữ. Mặc dù Lực lượng Delta có xuất hiện tại các quốc gia khác ngoài nước Mỹ, nhưng họ không có nhiệm vụ hướng dẫn quân đội địa phương hoạt động.

    Cách đánh giá và tuyển quân

    Khi Đại tá Charles Beckwith thành lập Lực lượng Delta vào năm 1977, ông đã tham khảo và lấy hình mẫu của Lực lượng Không quân Đặc nhiệm Anh SAS. Thực tế, Lực lượng Delta còn được gọi bằng một tên tiếng lóng khác là “phi đội – squadron”, để nhớ tới nguồn gốc SAS của mình.

    Điểm áp dụng lớn nhất của SAS vào trong Lực lượng Delta đó là cách lựa chọn ra những người lính biệt kích tinh nhuệ không khác nhiều so với cách lính Anh tuyển những người có năng lực cao. Những người được chọn bắt buộc phải phục vụ trong hàng ngũ quân đội Mỹ một thời gian rồi, nhưng bên cạnh đó, lính từ một số Lực lượng Đặc nhiệm như Lính thủy đánh bộ có thể nộp đơn xin gia nhập. Họ cũng còn phải còn ít nhất 2 năm phục vụ mới có thể vào được danh sách những biệt kích này.

    Theo như một người lính đã từng phục vụ cho Lực lượng Delta cho biết, việc tuyển chọn cực kì khắt khe và có phần ... tàn bạo. Họ có thể sẽ phải băng qua những dãy núi phía Tây Virginia với những chỉ dẫn mơ hồ, vượt qua những địa hình gồ ghề hiểm trở và tất cả những ứng viên đều phải trải qua một bài kiểm tra tâm lý, xem họ có khả năng đương đầu với một môi trường khắc nghiệt trong tình trạng đơn độc, hoặc họ sẽ xử lý thế nào khi đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ hay thậm chí phải hi sinh.

    Lực lượng Đặc nhiệm thì không khắt khe tới vậy, họ sử dụng những bài tuyển quân thử thách giới hạn thể lực chuẩn (nhưng không nghi ngờ gì việc các bài tuyển quân ấy vẫn không dễ dàng gì). Bài thử sẽ bao gồm một tình huống tham chiến tại khu vực ngoài lãnh thổ Mỹ, để xem người lính có thể thích ứng ra sao với một môi trường thay đổi đột ngột.

    Kích cỡ cũng là một điểm khác biệt quan trọng

    Quy mô của Lực lượng Đặc nhiệm là một tổ chức lớn hơn rất nhiều so với Lực lượng Delta.

    Những người lính Mũ Nồi Xanh được chia thành năm nhóm tại ngũ và 2 nhóm thuộc lực lượng Phòng vệ Quốc gia. Những nhóm Lực lượng Đặc nhiệm này hoạt động chủ yếu tại các vùng miền cụ thể, xuyên suốt nước Mỹ và các khu vực nước ngoài khác.

    Lực lượng Delta thì ngược lại, họ có quân số rất nhỏ. Khoảng 1.000 cho tới 1.500 lính biệt kích được chia thành 4 tổ đội tấn công và 2 tổ đội hỗ trợ. Thậm chí, theo như một chuyên viên cấp cao nói, thì Lực lượng Delta còn có cả những người lính nữ nhằm phục vụ mục đích do thám tại nước ngoài.

    Lược lượng Đặc nhiệm có trụ sở quanh thế giới, nhưng Lực lượng Delta chỉ có một trụ sở duy nhất tại Pháo đài Bragg, phía Bắc Carolina.

    Với bốn điểm khác biệt lớn, chắc hẳn giờ đây bạn sẽ nhận ra đâu là những chàng trai Mũ Nồi Xanh thuộc Lực lượng Đặc nhiệm và đâu những người lính biệt kích cấp cao của Lực lượng Delta. Quân đội luôn có cấp bậc, có quy củ và đây là một minh chứng cực kì rõ ràng cho việc đó.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ