Vụ án này đã gây rúng động giới du học sinh Mỹ và các bậc phụ huynh Trung Quốc.
Cuối tháng 3/205, tờ Letu đưa tin một nhóm du học sinh Trung Quốc tại Mỹ đã phải ra hầu tòa vì các tội danh: bắt cóc, tra tấn, đánh đập và làm nhục hai sinh viên khác. Các tội phạm "trẻ tuổi" này sau khi chịu phán xét của tòa án sẽ buộc phải trở về Trung Quốc và không bao giờ được phép quay lại Mỹ.
Nữ sinh Địch Vân Giao bị kết án nặng nhất là 13 năm tù giam. Dương Ngọc Hạm là đồng phạm trong vụ bắt cóc, bị phạt 10 năm tù còn Chương Hâm Lỗi bị phạt 6 năm tù. Sự kiện này đã làm dấy lên sự lo lắng của các bậc phụ huynh trong cách giáo dục con cái.
Không chỉ có vậy, những du học sinh này tuy ở Mỹ đã được 3-4 năm nhưng không nói được tiếng Anh. Chắc hẳn bố mẹ ở quê nhà chỉ nghĩ gửi gắm con mình sang một môi trường tốt, nền giáo dục văn mình thì con cái mình sẽ giỏi giang hơn, làm được những việc lớn hơn. Chi phí đóng học và tiền sinh hoạt hằng tháng không phải lo lắng nhưng kết quả học tập của chúng không có tiến bộ.
Cụ thể, theo luật sư Đặng Hồng ở Los Angeles, nam sinh Chương Hâm Lỗi lần đầu tiên gặp luật sư còn phải nhờ đến sự trợ giúp của phiên dịch viên. Luật sư Evan Freed bảo vệ Địch Vân Giao cho biết thực trạng phần lớn sinh viên Trung Quốc du học ở Mỹ đều không học hành gì, chủ yếu dành thời gian để tụ tập với bạn bè, hút thuốc, uống rượu, chơi điện tử thâu đêm. Hơn nữa, ở Mỹ có nhiều khu phố người Hoa như China Town, Rowland Heights… nên chẳng cần biết tiếng Anh vẫn có thể ăn ở nhà hàng, mua sắm... thoải mái.
Thật lạ là sau khi ở tù được 6 tháng, Chương Hâm Lỗi đã có thể tự mình giao tiếp với luật sư bảo hộ bằng tiếng Anh mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của phiên dịch viên nữa. Tiếng Anh của Địch Vân Giao cũng ngày một tốt hơn nhờ có nhiều thời gian đọc sách ở trong tù.
Thực ra, tình trạng không giao tiếp được tiếng Anh ở xứ người này xảy ra ở rất nhiều sinh viên nếu họ không chăm chỉ, siêng năng học hỏi. Nhiều sinh viên còn không vượt qua trình độ sơ cấp tiếng Anh nên đành tìm những sinh viên khác nhỏ tuổi hơn để kết bạn.
Tuy nhiên, bài viết này không khuyên các du học sinh phải vào tù mới có thể rèn luyện tiếng Anh mà chỉ muốn nhắc nhở các bạn trẻ cần tạo cho mình động lực và môi trường phù hợp để thực hành ngôn ngữ.
Sau đây là 3 lời khuyên cho du học sinh về việc "nâng cấp" tiếng Anh:
- Thứ nhất, học bất cứ ngoại ngữ nào thì cũng đều cần đến môi trường ngôn ngữ. Lấy ví dụ từ Chương Hâm Lỗi và Địch Vân Giao, nếu không biết tiếng Anh ở một nơi dành cho các tù nhân ở Mỹ thì rất phiền phức. Vì thế, để phục vụ cho nhu cầu cá nhân, điều kiện tối thiểu là phải nghe được tiếng Anh.
- Thứ hai, việc học tiếng Anh còn nằm ở vấn đề sinh tồn. Chẳng hạn, như những sinh viên Trung Quốc kia, nếu không nghe hiểu được tiếng Anh từ những tù nhân khác thì có thể trở thành một kẻ dễ bị bắt nạt. Vì thế, biết tiếng Anh nơi xứ người không chỉ để phục vụ cho nhu cầu cá nhân mà còn xoay sở, giải quyết các vấn đề khác.
- Thứ ba, học ngoại ngữ cần phải có môi trường thực hành thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Giống như việc học bơi, dù bạn có tập đủ các tư thế trên giường, bơi ếch, bơi bướm hay bơi sải, hoặc tập bơi trong bồn tắm nhưng đến khi ra bể bơi chưa chắc bạn đã đủ tự tin để nhảy xuống bể.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín