50% cha mẹ có con nhỏ đang bị "phơi nhiễm" thông tin chống vắc-xin trên mạng xã hội

    zknight,  

    Một bộ phận công chúng vẫn tiếp tục lan truyền các thông tin sai lệch về vắc-xin trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội.

    Đó là thông tin từ một báo cáo mới của Hiệp hội Sức khỏe Cộng đồng Hoàng gia Anh (RSPH), cảnh báo về mức độ mà các bậc cha mẹ có con nhỏ tiếp xúc với thông tin sai lệch về vắc-xin trên phương tiện truyền thông xã hội.

    Báo cáo mới trích dẫn một cuộc khảo sát 2.000 người trưởng thành ở Anh thực hiện vào mùa hè 2018. Theo đó, tới 41% phụ huynh có con dưới 18 tuổi đã từng đọc được những "thông điệp tiêu cực" về tiêm chủng vắc-xin trên phương tiện truyền thông xã hội.

    Tới 50% những ông bố, bà mẹ có con nhỏ (dưới 1 tuổi) đã nhìn thấy chúng. Trong so sánh, chỉ có 27% người không có con nhìn thấy những thông điệp chống vắc-xin trên mạng.

    50% cha mẹ có con nhỏ đang bị phơi nhiễm thông tin chống vắc-xin trên mạng xã hội - Ảnh 1.

    50% phụ huynh có con nhỏ đang bị "phơi nhiễm" thông tin chống vắc-xin trên mạng xã hội

    Trong thời gian gần gây, phong trào chống vắc-xin hay còn gọi là anti-vax đang nở rộ trên khắp các mạng xã hội. Chúng xuất phát từ những nghi ngờ vô căn cứ, thuyết âm mưu và một phần từ nghiên cứu gian lận năm 1998 của cựu bác sĩ người Anh Andrew Wakefield, trong đó, tuyên bố rằng vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) có liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ.

    Các nhà khoa học khác đã mất 10 năm nghiên cứu để chứng minh Wakefield đã sai. Năm 2010, bài báo của ông bị gỡ xuống và vị bác sĩ đã bị tước giấy phép hành nghề ở Anh vì có dấu hiệu trục lợi từ thông tin thất thiệt. Nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng khẳng định sự an toàn và hiệu quả của vắc-xin.

    Mặc dù vậy, một bộ phận công chúng vẫn tiếp tục lan truyền các thông tin sai lệch về vắc-xin trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Điều này dẫn đến tỷ lệ phơi nhiễm với thông tin chống vắc-xin trong nhóm phụ huynh có con nhỏ ở Anh lên tới 50%.

    Giám đốc Y tế (CMO) Dame Sally Davies, người giữ vai trò cố vấn cho chính phủ Anh về các vấn đề y tế cộng đồng, đã phải lên tiếng cảnh báo về tỷ lệ tiêm chủng thấp. Theo đó, chỉ có 87% trẻ em ở Anh được tiêm phòng đủ 2 mũi vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella), dưới mục tiêu 95% để tạo được miễn dịch cộng đồng.

    Điều này đã khiến dịch sởi trở lại và lây nhiễm 903 người ở Anh trong năm 2018, con số đỉnh điểm kể từ sau cuộc khủng hoảng với tin tức giả những năm 2000. Nó để lộ điểm yếu trong miễn dịch cộng đồng, khi nhiều trẻ em 15 tuổi ở Anh hiện nay đã bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng.

    50% cha mẹ có con nhỏ đang bị phơi nhiễm thông tin chống vắc-xin trên mạng xã hội - Ảnh 2.

    Một bộ phận công chúng vẫn tiếp tục lan truyền các thông tin sai lệch về vắc-xin trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội.

    "Chúng ta không thể coi thường tác động từ truyền thông xã hội", người phát ngôn của RSPH cho biết. Có những thông tin sai lệch về vắc-xin thậm chí còn được chạy quảng cáo, để tiếp cận được nhiều người hơn.

    Các thông tin nguy hiểm này đang góp phần vào sự quay trở lại của bệnh sởi ở Anh.

    Cơ quan Giám sát Quảng cáo Anh (ASA) tháng này vừa cảnh báo và yêu cầu gỡ một quảng cáo Facebook đến từ Larry Cook, một người chống vắc-xin ở Mỹ. Phán quyết của ASA nói rằng Cook đang cố tình truyền thông điệp sai lệch đến các bậc phụ huynh có con nhỏ, khiến họ "lo ngại trước khi tiêm chủng cho con cái".

    Tại Mỹ, đại diện Đảng Dân chủ Adam Schiff cũng vừa phải gửi một bức thư cho CEO Facebook Mark Zuckerberg và CEO Google Sundar Pichai để yêu cầu họ giải quyết vấn nạn thông tin anti-vax.

    Tháng trước, YouTube đã tiến hành một thay đổi trong hệ thống gợi ý video, nhằm hệ chế sự xuất hiện của các video mang thông tin sai lệch trên thanh tìm kiếm. Họ cũng ngăn không cho các kênh có nội dung chống vắc-xin được chạy quảng cáo, với tuyên bố rằng, các video như vậy vi phạm chính sách vì có nội dung "nguy hiểm và gây hại".

    Facebook cho biết họ cũng đang tìm các biện pháp bổ sung để chống lại vấn nạn này. Nó có thể bao gồm giảm hoặc gỡ bỏ loại nội dung này khỏi những gợi ý, bao gồm gợi ý các nhóm người dùng nên tham gia và giáng cấp nội dung anti vắc-xin trong kết quả tìm kiếm, đồng thời bảo đảm thông tin chính thống, chất lượng được chia sẻ.

    Tham khảo Businessinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ