Là một bom tấn hành động có kinh phí lên đến 150 triệu USD nhưng "The Meg" lại chứa đựng nhiều tình tiết vô lý.
(Lưu ý: Bài viết có tiết lộ nội dung phim)
The Meg của tài tử Jason Statham có mở đầu ấn tượng tuần vừa rồi khi đánh bại Mission: Impossible - Fallout với 44 triệu USD. Song, bộ phim lại bị giới phê bình chỉ trích thậm tệ bởi cốt truyện nhàm chán và phi lý.
1. Megalodon khó lòng tồn tại ở độ sâu 11,000 mét
Theo các nhà khoa học thì hóa thạch của Megalodon xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới nhưng chỉ ở những vùng nước nông và ấm. Bởi lẽ, thân hình độ sộ của chúng đòi hỏi một lượng thức ăn cực lớn để hoạt động và phát triển.
Lấy ví dụ như loài cá mập Greenland vốn sống ở vùng nước lạnh cực Bắc với độ sâu lớn, chúng buộc phải hạn chế tối đa năng lượng bởi nguồn thức ăn khan hiếm và dần tiến hóa thành loài ăn xác thôi. Tốc độ bơi tối đa của loài này cũng chỉ dừng ở mức hơn 2km/h. Do đó, để một con Megalodon tồn tại được ở độ sâu 11,000 mét thì hệ sinh thái ở khe vực Marianas buộc phải có nhiều con mực khổng lồ hoặc các loài sinh vực có độ to tương tự hơn nữa.
Ngoài ra, sau hàng triệu năm tiến hóa để thích nghi với môi trường hoàn toàn không có ánh sáng này thì chúng buộc phải tiêu trừ thị giác để phát triển các giác quan khác. Điều này dẫn đến việc con quái vật nhạy cảm với ánh đèn là khá vô lý bởi... tụi nó có thấy đường đâu?
2. Vì sao không sử dụng tàu ngầm không người lái?
Trong các nhiệm vụ nguy hiểm như thế này, các nhà khoa học buộc phải sử dụng tàu ngầm không người lái để giảm thiểu rủi ro và tổn thất gây ra. Song, chẳng hiểu sao Mana One lại quyết định cử 3 người xuống độ sâu nguy hiểm hơn 11,000 mét với một vùng đất chưa ai khám phá đầy rẫy bí ẩn khó lường.
Phải chăng họ chẳng ngờ tới việc một vài con Megalodon vẫn sống sót từ thời tiền sử hay phát hiện ra hang ổ của Kraken, cá piranha khổng lồ? Hoặc thậm chí là vô tình xâm phạm quốc gia của một siêu anh hùng sống dưới đáy đại dương nào đó rồi gây ra cuộc chiến giữa người mặt đất và xứ sở kia? Có lẽ nếu họ cẩn thận hơn thì chúng ta đã chẳng có phim để xem rồi.
3. Xuyên thủng tàu ngầm hạt nhân nhưng chẳng thể cắn nổi bình nhựa?
Kết luận: tàu ngầm hạt nhân không mạnh bằng một cái bình nhựa
Trong cảnh mở đầu phim, Jonas Taylor (Jason Statham) quyết định hy sinh đồng đội sau khi thấy Megalodon làm móp cả thành tàu ngầm hạt nhân. Với sức mạnh phá tan sắt thép là thế, con quái vật lại chẳng thể cắn nát một... cái ống nhựa chứa Suyin ( Lý Băng Băng ) ở bên trong.
4. Đi săn cá mập bằng một nhóm nhà khoa học nghiệp dư?
Sau khi chứng kiến Megalodon ăn thịt hai chú cá voi một cách chóng vánh, các nhà khoa học "chân yếu tay mềm" vẫn quyết định đi săn con quái vật khổng lồ mà chẳng thèm nhờ tới sự trợ giúp chuyên nghiệp nào. Không những thế, tay tỷ phú Jack Morris (Rainn Wilson) dường như cũng "đam mê cảm giác mạnh" và chẳng hề nghĩ tới số tài sản kếch xù của mình mà nhập bọn. Kỳ lạ thay, chàng cá mập vốn "nhạy cảm" với thuyền bè lại chỉ bơi xung quanh con tàu của nhóm một cách ngoan hiền để chờ bị giết.
Trong lần thứ hai đi săn, Suyin thậm chí còn dẫn theo... con gái Meiying (Shuya Sophia Cai). Phải chăng khả năng phi thân từ dưới nước hay lật đổ thuyền của Megalodon còn chưa đủ đáng sợ? Hay cô chẳng nghĩ tới trường hợp hai chiếc trực thăng tông nhau rồi phát nổ trên tàu chăng?
5. Lại một nhân vật tỷ phú "tóc vàng hoe"
Chẳng hiểu sao các bộ phim Hollywood thường xây dựng hình ảnh nhân vật tỷ phú ngu ngốc một cách phi lý. Trong Deep Blue Sea (1999), Russell Franklin của Samuel L. Jackson cũng chẳng hiểu gì về cơ sở nghiên cứu hàng tỷ USD của mình. Ông chỉ có nhiệm vụ đặt câu hỏi để người xem nắm được cốt truyện rồi bị ăn thịt một cách chóng vánh.
Vai trò của Jack Morris trong The Meg chẳng khác là bao khi dường như không biết tý gì về số tiền mình bỏ ra lẫn mục đích sử dụng của Mana One. Sau khi chứng tỏ sự ngây ngô trong hàng loạt tình huống khiến người xem phải suy ngẫm xem liệu anh chàng tự Start-Up hay hưởng thừa kế từ cha mẹ thì Jack cũng bị "thịt" một cách khó mà nực cười hơn.
Chẳng những ném bom nhầm vào con cá voi một cách khó hiểu thì anh chàng còn bị té khỏi tàu cao tốc trong lúc tháo chạy. Chủ nào tớ nấy, mấy tay lính "chuyên nghiệp" của tay tỷ phú còn chẳng nhận ra sếp không còn trên thuyền mà phóng một mạch như bay về đất liền. Hay họ có nhận ra nhưng "thấy cũng tội mà thôi cũng kệ" nhỉ?
6. Megalodon bị giết một cách dễ dàng
Kế hoạch tốt nhất mà nhóm khoa học nghĩ ra để giết Megalodon chính là... bắn định vị vào người nó rồi bơi xuống để tiêm thuốc độc. Để tồn tại ở độ sâu 11,000 mét thì da của loài sinh vật này phải cứng hơn cả khiên của Captain America để đối chọi với sức ép khổng lồ. Do đó mà mũi tiêm hay thậm chí là súng đạn cũng chỉ như "muỗi đốt xe tăng" mà thôi. Kỳ lạ thay, kế hoạch này lại thành công một cách mỹ mãn.
Nhóm nhân vật chính đã khờ thì Megalodon còn dại hơn. Đang đớp "sushi" hăng say, anh chàng lại quay lưng bỏ đi đến tiếng gọi của chú cá voi con "giả" ở khoảng cách khá xa. Chả con thú nào lại đi bỏ miếng ăn ngay miệng để đi theo tiếng kêu nơi xa cả.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"