Liệu ngoài đời thật siêu cá mập Megalodon có thể cắn gãy đôi một chiếc thuyền nặng hàng tấn không?
Và hàng loạt những thắc mắc mà chắc chắn khi xem xong "The Meg", bạn sẽ cần một lời giải đáp!
"The Meg" - bộ phim về siêu cá mập khổng lồ đang làm mưa làm gió phòng vé thế giới tháng 8 này một lần nữa khiến người xem lạnh gáy trước sức mạnh khủng khiếp của quái vật đại dương.
Phim gây ấn tượng với những chi tiết siêu cá mập tấn công, thế nhưng khi đối chiếu với những căn cứ khoa học, liệu những chi tiết trong phim có chính xác không? Hãy cùng kiểm chứng nhé!
1. Có tồn tại khả năng một vài cá thể megadolon thoát khỏi sự tuyệt chủng và sống ẩn dật ở đáy đại dương giống như trong phim không?
Hoàn toàn không thể. Điều này đi ngược lại mọi thứ chúng ta biết về megalodon dựa trên bản ghi hóa thạch. Buổi ban đầu, Megalodon được tìm thấy trên khắp thế giới, nhưng chỉ ở vùng ven biển ấm áp.
Chúng không thể thích nghi được với cuộc sống đại dương sâu thẳm. Nước quá lạnh, thức ăn quá khan hiếm, và chúng sẽ cần phải điều chỉnh toàn bộ hình dạng cơ thể của mình để tránh bị đè bẹp bởi áp lực nước khổng lồ ở dưới đó.
Thậm chí nếu còn tồn tại một vài cá thể đi chăng nữa, không thể có chuyện chúng ta không hề biết gì. Với hệ thống cảm biến tiên tiến và bản đồ tầng đáy biển, các nhà khoa học hoàn toàn có thể nhận ra sự tồn tại của nó.
2. Trong phim, siêu cá mập tấn công bằng cách đâm vào tàu và tàu ngầm, ngoài đời nó có sử dụng cách này ư?
Điều này khá hợp lý. Nó có thể đã đâm vào con mồi để làm chúng choáng váng. Có một mẫu vật của một con cá voi baleen nhỏ có lẽ đã bị megadolon đâm trúng với phần hộp sọ bị thương tổn không thể tưởng tượng nổi.
Ngoài ra còn có một đốt sống cá voi hóa thạch bị gãy xương theo cách rất kì lạ, mà về cơ bản chỉ có thể xảy ra khi một sinh vật khác (có thể là meladolon) đâm mạnh vào xương sống.
3. Trong phim, Megadolon có thể cắn đứt phăng một con tàu làm đôi. Thật sự thì cú cắn của nó mạnh tới mức nào?
Các nhà cổ sinh vật học đã thực hiện một số loại mô hình hóa sinh học dựa trên răng mà chúng ta đã tìm thấy.
Họ tính toán lực cắn sẽ là khoảng 18kg trên 6,4 cm2 - lực cắn cao nhất từng tính cho bất kỳ động vật, sống hay tuyệt chủng nào. Thậm chí, lực từ cú cắn của khủng long bạo chúa, nếu so với nó cũng chỉ là "muỗi".
4. Một nhân vật trong phim nói rằng Megadolon không có kẻ thù tự nhiên. Điều đó có chính xác?
Vào thời điểm mà Megalodon tung hoành đại dương khoảng 9 triệu năm trước, có những đối thủ khổng lồ khiến chúng phải dè chừng. Livyatan - siêu cá voi ăn thịt, họ hàng của cá nhà táng hiện nay là một trong số đó.
Livyatan có một hộp sọ dài khoảng 3m và răng dài tới 30cm. Đó là chiều dài kỉ lục mà một chiếc răng động vật đạt được từ trước tới nay. Cả về chiều dài và chu vi cơ thể, nó hoàn toàn ngang cơ với Megalodon, thậm chí có thể khiến siêu cá mập chạy dài khi đối đầu. Những kẻ thù khác có thể kể đến những loài cá mập và cá voi sát thủ khác. Một nhóm cá voi sát thủ hoàn toàn có thể hạ gục một megalodon vì chúng vốn là những thợ săn cực kì lão luyện.
Nhìn chung, "The Meg" là một bộ phim khoa học giả tưởng nên khó có thể chính xác 100% về mặt khoa học.
Thế nhưng bộ phim cũng khá thành công trong việc mang lại cho người xem cái nhìn về một sinh vật hùng bá đã tuyệt chủng từ lâu.
Nguồn: Science Magazine
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"