Những ai cho rằng chỉ động vật ăn cỏ mới có sừng thì họ đã hoàn toàn sai, đại đa số các loài ăn thịt trên hành tinh chúng ta đều có móng vuốt thay vì sừng, thế nhưng kỳ lần biển lại là một ngoại lệ.
- Liệu hươu cao cổ có bị thoái hóa đốt sống cổ không?
- Bên trong nỗi ám ảnh 3, 6, 9 của Nikola Tesla và những lý thuyết bất thường mà nó sinh ra
- Câu chuyện kỳ lạ về bộ não của Albert Einstein
- Điều gì xảy ra với não của bạn sau khi bạn không ăn đường?
- Những nỗi ám ảnh kỳ lạ mà bạn sẽ không tin rằng chúng có thật
Có nhiều người cho rằng những loài động vật ăn thị là những loài mạnh mẽ, chúng chỉ cần răng nanh, mong vuốt để săn mồi chứ không cần đến sừng, bởi vậy không có loài động vật ăn thịt nào có sừng. Và có lẽ họ đã nhầm, kỳ lân biển là một ngoại lệ, chúng có hẳn một chiếc "sừng" trên đầu.
Kỳ lân biển là một loài cá voi kỳ dị sống ở Bắc Cực và chúng là động vật ăn thịt, thức ăn chủ yếu là cá tuyết và cá bơn Greenland. Từ phân loại, nó và cá voi beluga cùng thuộc chi Kỳ lân biển. Cơ thể của chúng được bao phủ bởi những đốm đen lốm đốm cùng với những vùng trắng ở bụng và hai bên. Chúng được gọi là kỳ lân biển bởi những con đực luôn có một chiếc sừng dài trên đầu, và đôi khi là 2.
Trên thực tế, "sừng" của kỳ lân biển hoàn toàn không phải là sừng xin, thay vào đó nó là một trong hai chiếc răng duy nhất còn sót lại sau khi 16 chiếc răng của nó bị thoái hóa - và thường là chiếc răng nanh bên trái, bởi vậy có thể gọi chiếc "sừng" này là ngà. Và để có thể sở hữu chiếc "sừng" siêu độc dị này, những con kỳ lân biển đã phải trải qua những cơn đau dữ dội và kéo dài để chiếc răng đâm qua môi và nhô lên khỏi hàm của mình. Và cũng không để loài kỳ lân biển phải thất vọng, chiếc răng nô ra này được coi là chiếc răng dài nhất thế giới, và chiều dài của nó bằng 1/2 chiều dài cơ thể chúng - kỳ lân biển nặng khoảng 1,5 tấn và có chiều dài cơ thể gần 5 mét.
Vì những chiếc răng dài độc đáo, chúng được người dân địa phương coi là những con thú kỳ lạ. Tương truyền, kỳ lân sở hữu sức mạnh thần kỳ, còn kỳ lân biển là hóa thân của chúng dưới đại dương. Bởi vậy trong quá khứ, số gia đình hoàng gia cũng sử dụng sừng của loài cá voi này như một công cụ để trừ tà và giải độc. Hoàng đế Đan Mạch cổ đại còn "đam mê" những chiếc sừng này đến mức làm hẳn một chiếc ngai vàng bằng ngà của kỳ lân biển.
Ngoài ra, ngà của kỳ lân biển còn được xem là một trong những thứ hiếm và là hàng hóa xa xỉ cực kỳ đắt tiền trong thời cổ đại.
Trong quá khứ, nữ hoàng Elizabeth đã nhận được một chiếc răng dài của loài vật này, và lúc đó nó có giá trị tương đương với một lâu đài. Caesar Karl V cùng từng dùng hai chiếc răng nanh của kỳ lân biển để trả nợ quốc gia. Đế chế Áo cùng từng sở hữu một cây quyền trượng làm bằng ngà của kỳ lân biển được chế tạo cầu kỳ và trang trí bằng đá quý.
Trong một thời gian dài, sự hiểu biết của con người về ngà của kỳ lân biển chỉ giới hạn ở mức giá của chúng, và họ đã làm ngơ trước những bí mật đằng sau những chiếc "sừng" này.
Là loài ăn thịt, "sừng" của kỳ lân biển có phải là vũ khí săn mồi? Nếu nó dùng "sừng" đâm vào một con cá tuyết, nó sẽ phải làm thế nào để đưa thức ăn vào miệng? Tại sao kỳ lân biển lại để lộ răng của mình trong nước lạnh?
Có nhiều suy đoán khác nhau về chức năng của nó, chẳng hạn như phá băng, chọc cá, thu hút bạn tỉnh, biểu tượng của địa vị xã hội ...
Tuy nhiên, một nghiên cứu khác năm 2014 cho thấy "sừng" của kỳ lân biển có thể không phải là vũ khí, mà là một "cơ quan cảm nhận". Chức năng chính của nó là nhận các thay đổi về độ mặn, nhiệt độ và áp suất của nước biển.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng kỳ lân biển sẽ đánh con mồi bằng ngà của nó. Quan sát cho thấy dù kỳ lân biển có dùng răng đánh vào con cá nhỏ hay không thì con cá nhỏ vẫn đứng yên và bị nuốt chửng. Do đó, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng một con kỳ lân biển có thể làm choáng những con cá nhỏ bằng sóng âm thanh, và việc dùng ngà đánh con mồi có thể chỉ là một hành động nghịch ngợm.
Những quan sát này còn cho thấy vai trò của chiếc "sừng" này, và nó khá khác so với những gì chúng ta đã suy đoán.
Những chiếc ngà của kỳ lân biển cực kỳ nhạy cảm và không thể được sử dụng như một thanh kiếm để chiến đấu chống lại kẻ thù mạnh mẽ.
Thay vào đó chiếc "sừng" của kỳ lân biển là hệ thống GPS xịn nhất trong thế giới động vật. Giống như những loài cá voi khác, kỳ lần biển có thể định hướng được đường đi trong những vùng nước đen nhờ việc phát ra những âm thanh với tốc độ lên tới 1.000 âm thanh/giây.
Sau đó, thông tin sẽ hội tụ đến não bộ thông qua "sừng" của kỳ lân biển. Thông tin này cho phép chúng lựa chọn hướng di chuyển, tìm kiếm những con cá hoặc con cái trong mùa giao phối.
Kỳ lân biển thích điều kiện khí quyển lạnh giá, vì vậy quá trình di cư của chúng cũng liên quan đến sự hình thành và di chuyển của băng biển. Chúng rời khỏi lớp băng tan vào mùa hè và di cư đến khu vực biển phía nam, đến mùa đông thì men theo biển băng một cách khéo léo để trở về Bắc Cực.
Trong điều kiện khí hậu lạnh, lớp băng sẽ thay đổi nhanh chóng, chỉ trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, toàn bộ hầm băng có thể bị đóng băng hoàn toàn và không bao giờ được nhìn thấy nữa. Và nhờ vào chiếc "sừng" của mình, những con kỳ lân biển sẽ luôn tìm được đường lao qua đường hầm băng trước khi nó đóng băng.
Thế nhưng dù to lớn và có chiếc "sừng" oách bậc nhất trong thế giới động vật thì kỳ lần biển vẫn có kẻ thù tự nhiên, đó chính là loài cá voi sát thủ.
Ghi chép sớm nhất về kỳ lân biển bị giết bởi cá voi sát thủ có từ năm 1874. Kể từ đó, đã có những ghi chép về những con cá voi sát thủ tấn công một đàn kỳ lân biển trong những khoảng thời gian đều đặn. Trong thống kê về kỳ lân biển Vịnh Hudson năm 2012, đã chỉ ra rõ ràng rằng cá voi sát thủ sẽ săn mồi là kỳ lân biển vào mỗi mùa hè.
Cá voi sát thủ thông minh thường chọn săn kỳ lân biển vào mùa hè, thay vì vào mùa sinh sản của kỳ lân biển. Bởi vì băng tan vào mùa hè, kỳ lân biển sẽ không có được lợi thế và chỉ có thể bị giết thịt.
Ngoài cá voi sát thủ, một kẻ thù tự nhiên khác của kỳ lân biển chính là con người
Ở một số nơi trên thế giới, việc săn kỳ lân biển được coi là hợp pháp, nhưng với một số lượng nhất định. Thịt kỳ lân biển là một món ngon, và dầu cá voi được sử dụng làm nhiên liệu; da của chúng chứa vitamin C, vì vậy chúng được nhai như "kẹo cao su" để bổ sung vitamin C; và đương nhiên phần giá trị nhất chính là ngà của những con kỳ lân biển, chúng có giá trị lên tới hàng ngàn USD.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI