Bạn có thể nghĩ rằng bạn có một số nỗi sợ hãi phi lý, nhưng hãy đợi cho đến khi bạn đọc hết về những ám ảnh kỳ lạ này, và nó có thể phổ biến hơn bạn nghĩ rất nhiều.
- Jack The Ripper là ai mà khiến cho cả London phải khiếp sợ một thời?
- 5 nghi phạm có khả năng chính là Jack The Ripper (phần 2)
- Bắc Cực cũng có "chim cánh cụt", vậy giờ chúng đang ở đâu?
- Những bộ phim kinh dị sẽ ra mắt vào mùa thu năm 2021!
- Sự bùng phát của zombie nếu có thật sẽ khủng khiếp như thế nào? Sau 100 ngày, chỉ còn lại 181 người sống trên Trái Đất!
- Thụy Điển chính thức bán lô "thép xanh" đầu tiên trên thế giới, không cần sử dụng năng lượng hóa thạch
Có một loạt các ám ảnh gây sốc - đặc biệt là những ám ảnh kỳ lạ - gây bệnh cho loài người. Theo Hiệp hội Lo lắng và Trầm cảm Hoa Kỳ, 19 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ (8,7% dân số) mắc một chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể.
Những nỗi ám ảnh cụ thể thường có thể bắt nguồn từ một nguồn hoặc trải nghiệm rõ ràng. Đó là nỗi sợ hãi do một sự kiện hoặc chấn thương cụ thể gây ra và nó thường phát triển trong thời thơ ấu.
Có một số loại sợ hãi được bắt nguồn từ việc nhân loại phát minh ra các công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo, hóa chất và thậm chí cả điện thoại di động. Ngoài ra còn có những ám ảnh phức tạp hơn, là sản phẩm của quá trình học hỏi hoặc kinh nghiệm sống, di truyền hay hóa học não bộ. Và một số ám ảnh kỳ lạ cũng có thể là tàn tích từ thời tổ tiên của chúng ta.
Mortuusequusphobia: Nỗi sợ hãi sốt cà chua. Đây là một hội trứng cực kỳ hiếm gặp và cho tới nay mới chỉ ghi nhận được một vài trường hợp về hộ trứng này.
Koumpounophobia: Nỗi sợ hãi những chiếc cúc áo. Nỗi ám ảnh này thường xuyên dẫn đến cảm giác sợ hãi và ghê tởm khi những người mắc phải tiếp xúc với các nút áo hoặc bằng mắt hoặc xúc giác. Người ta ước tính rằng có ít hơn một phần trăm dân số của Hoa Kỳ mắc chứng ám ảnh này.
Hội chứng Koro (Hội chứng cảm thấy mất dương vật) là một hội chứng y học tâm thần và mang tính văn hóa, trong đó bệnh nhân có cảm giác mất đi dương vật của mình thông qua một cuộc giao tiếp với một đối tượng nào đó. Hội chứng này được ghi nhận trong lịch sử và thực tiễn tại các nước Châu Âu (thời Trung Cổ), Châu Á (phổ biến nhất ở nam giới Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ), Châu Phi và thường gắn liền với những thế lực phù thủy. Một số người mắc hội chứng này có thể sẽ sử dụng các biện pháp cực đoan để tìm cái đó, để nó có thể quay "trở lại" cơ thể của họ, và điều này đã gây ra thương tích khủng khiếp, thậm chí tử vong.
Pharmacophobia: Hội chứng sợ thuốc. Những người mắc hội chứng này thường bị ám ảnh bởi các tác dụng phụ từ các đơn thuốc. Những người này sợ hãi khi dùng thuốc vì những ảnh hưởng mà chúng có thể gây ra đối với cơ thể hoặc tinh thần của họ.
Pogonophobia: Nỗi sợ hãi hoặc không thích râu một cách vô lý. Một số người có thói quen sạch sẽ quá mức thường bị ám ảnh bởi râu. Họ coi rằng râu là tụ điểm của vi khuẩn. Thậm chí, một số phụ nữ từ chối những đối tác đầy tiềm năng chỉ vì họ có râu.
Didaskaleinophobia: Nỗi sợ hãi khi đến trường. Nguyên nhân gốc rễ của nỗi sợ này là do khiếm khuyết trong mặt tiếp thu (chứng khó đọc, trí nhớ kém…) hoặc tổn thương về mặt tâm lý do trường học (bắt nạt học đường, bị cô lập...).
Allodoxaphobia: Sợ ý kiến của người khác. Các sự kiện tiêu cực hoặc chấn thương, chẳng hạn như bị chỉ trích liên tục khi còn nhỏ, có thể là hậu quả gây ra sự phát triển của nỗi ám ảnh này. Allodoxaphobia là một nỗi ám ảnh xã hội hiếm gặp. Những người bị ảnh hưởng có thể không tham gia vào các hoạt động vì sợ người khác phán xét về họ. Họ không thể nhận phản hồi dưới bất kỳ hình thức nào, tích cực hay tiêu cực. Họ có thể sống cách biệt với xã hội hoặc thậm chí bị trầm cảm. Điều này có thể khiến người đó bỏ lỡ các sự kiện và các cơ hội.
Lepidopterophobia: Chứng sợ bướm.
Nomophobia: Hội chứng lo sợ khi không có điện thoại. Năm 2008, Cục bưu điện Anh đã đặt ra thuật ngữ này nhằm thực hiện nghiên cứu xem liệu con người có thể rơi vào cảm giác lo lắng khi không có điện thoại hay không, và thuật ngữ này vẫn được dùng đến bây giờ bởi tính chất nghiêm trọng ngày một càng tăng.
Robophobia: Nỗi sợ hãi robot và các trí thông minh nhân tạo khác.
Deipnophobia: Nỗi sợ hãi những bữa tiệc tối và những cuộc trò chuyện trong bữa tối.
Phagophobia: Nỗi sợ hãi khi nuốt. Những người mắc chứng sợ này đôi khi có thể nuốt được một vài chất lỏng và thức ăn mềm sau vài lần thử - đó là điều đã giúp họ sống sót. Tuy nhiên, họ thường nhẹ cân và luôn lo lắng vì chứng sợ hãi này.
Chemophobia: Hội chứng sợ các chất hóa học, là một sự ác cảm hoặc có những định kiến chống lại các hóa chất hoặc môn hóa học. Hiện tượng này đã khiến mọi người có một mối quan tâm nghiêm túc về các tác động gây hại tiềm tàng của hóa chất tổng hợp, và đôi khi dẫn đến nỗi lo sợ vô lý về các chất hóa học do quan niệm sai lầm hoặc thiếu hiểu biết về khả năng gây hại của chúng.
Triskaidekaphobia: Nỗi sợ hãi số 13.
Cherophobia: Nỗi sợ được hạnh phúc. Nhiều người có thể cố gắng theo đuổi hạnh phúc trong cuộc sống của họ, nhưng những người mắc chứng sợ cherophobia lại tránh cảm giác đó. Cherophobia là tên gọi cho những người trải qua nỗi sợ hãi quá mức về hạnh phúc.
Chiclephobia: Chứng sợ kẹo cao su.
Trypophobia: Nỗi sợ hãi về các cụm hình tròn hoặc lỗ.
Gymnophobia: Sợ khỏa thân hoặc nhìn thấy người khác khỏa thân. Nguyên nhân của nỗi ám ảnh này có thể là tình trạng thiếu yêu mến bản thân, đánh giá thấp về cơ thể của mình. Người bệnh nghĩ rằng, nếu ai thấy họ nude một lần, họ sẽ tiếp tục mường tượng về điều này mỗi khi gặp lại những người đó.
Melophobia: Nỗi sợ hãi âm nhạc. Những người mắc chứng sợ melophobia rất nhạy cảm với những thay đổi đột ngột và mạnh mẽ trong giai điệu. Một số rất ít những người mắc phải hội chứng này đã từng trải qua chứng động kinh do âm nhạc: cơn động kinh dữ dội do một số bài hát hoặc loại nhạc nhất định gây ra.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI