Ai cần PC AI khi PC thông thường cũng làm được tác vụ AI? Hãy nghe CEO Intel giải thích
AI rõ ràng sẽ là xu hướng trong năm nay và những chiếc PC AI đang dần xuất hiện, nhưng bạn có cần chúng không?
- Cận cảnh máy chiếu di động Samsung The Freestyle 2 với khả năng 'ghép đôi' để chiếu hình ảnh 160 inch
- Nhìn lại toàn bộ lịch sử của điện thoại Galaxy trước thềm Galaxy AI mở ra kỷ nguyên mới
- FPT ra mắt mạng di động ảo: Dùng hạ tầng MobiFone, đầu số 0775, gói cước ưu đãi chỉ từ 69.000 đồng
- Đồ gia dụng Samsung Bespoke AI mới: Nghe điện bằng máy giặt, xem camera chuông cửa bằng bếp từ và nhiều hơn thế
Tại CES năm nay, chủ đề nổi bật nhất trong sự kiện của Intel chính là AI. Intel tích hợp AI vào CPU mới, GPU xử lý tác vụ AI, slogan về AI ở mọi nơi,... CEO Intel Pat Gelsinger cũng đã nói về PC AI, giải thích chúng là gì, quan trọng ra sao và tại sao chúng ta lại cần những chiếc máy này thay vì máy tính thông thường.
Tầm nhìn mà PC AI mang đến là khối lượng công việc AI có thể chạy cục bộ trong thời gian nhanh chóng. Hầu hết các công việc như vậy có thể chạy trên CPU và thậm chí còn chạy nhanh hơn với GPU. Việc có các bộ tăng tốc chuyên dụng – chẳng hạn như NPU (Neural Processing Unit - tạm dịch: bộ vi xử lý thần kinh chuyên dụng) trong CPU Core Ultra mới của Intel – cho phép xử lý các tác vụ đó nhanh hơn nữa và mang đến hoạt động hiệu quả nhất có thể.
Nội dung do AI tạo ra đã xuất hiện rất nhiều và chẳng bao lâu nữa, sẽ có những dự án sử dụng tập hợp hình ảnh do AI tạo ra, sử dụng tính năng xử lý video bằng AI,... Do đó, việc sở hữu một chiếc máy tính có thể tăng tốc khối lượng công việc đó một cách hiệu quả là điều mà mọi người sẽ sớm thấy cần thiết.
Gelsinger chỉ ra quan điểm của ông về cái mà ông gọi là ba định luật: vật lý, kinh tế và pháp lý.
Rất nhiều tiến bộ rõ ràng về AI cho đến nay đều dựa trên các dịch vụ đám mây, người dùng phải tải nội dung lên máy chủ từ xa và phải mất bao lâu để xử lý và gửi về những nội dung mà người dùng yêu cầu AI thực hiện? Đó là quy luật vật lý.
Trong khi đó, quy luật kinh tế đề cập đến thực tế là hầu hết các dịch vụ đám mây này đều phải trả phí. Nếu dữ liệu cá nhân có thể được cung cấp và xử lý cục bộ thì có thể tránh được chi phí cho dịch vụ AI.
Cuối cùng là quy luật pháp lý, mà ông mô tả là cho phép người dùng tránh phải đối mặt với những rắc rối pháp lý tiềm ẩn khi sử dụng dịch vụ của bên thứ ba. Nếu mọi thứ được xử lý cục bộ thì không cần phải lo lắng về quyền đối với việc sử dụng dữ liệu hoặc bất kỳ điều gì tương tự.
Câu hỏi đặt ra là sẽ mất bao lâu để quá trình chuyển đổi sang xử lý cục bộ này diễn ra và nó sẽ diễn ra ở mức độ nào. Như Gelsinger đã chỉ ra, khi AI phát triển thì độ phức tạp của nó cũng tăng theo. Bạn có thể xử lý một số tác vụ AI ngay trên PC hiện tại của mình và chúng ta có thể sớm chạy được các mô hình ngôn ngữ AI trên PC AI, nhưng các mô hình 3D do AI tạo ra sẽ đòi hỏi sức mạnh xử lý ở một cấp độ khác.
Vậy, bạn có thực sự cần một PC hoặc laptop chạy Intel Core Ultra ngay bây giờ không? Nhiều khả năng là không.
Để chơi game và làm việc, ưu tiên hiện tại vẫn phải là các yếu tố xoay quanh CPU và GPU như tốc độ/chi phí/điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, trong một vài năm nữa, có thể những NPU sẽ có tầm quan trọng giống như bộ mã hóa video, ray-tracing hoặc thậm chí là quan trọng không kém GPU. Đó là lúc bạn sẽ thật sự cần một PC AI.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời