Lưỡi dài quá phải cất bớt vào não, đó là khả năng của loài chim chúng ta đang nói đến đây. Lưỡi của nó có thể dài bằng 1/3 cơ thể, quy đổi theo tỉ lệ của loài người thì phải dài đến nửa mét.
Loài chim "thần thánh" chúng ta đang muốn nói đến ở đây là gõ kiến - Woodpecker.
Chim gõ kiến là một loài chim hết sức thú vị. Chúng có tập tính mổ (hãy gõ) liên tục vào thân cây, tạo ra những cái lỗ nhỏ nhưng sâu hoắm. Để làm gì? Để kiếm mồi chứ làm gì!
Tuy nhiên, việc kiếm mồi không chỉ dừng lại ở chuyện gõ. Thường chỉ tạo ra một cái lỗ sâu nhưng nhỏ và rất hẹp, gõ kiến phải có những mánh khoé để "khoắng" bằng sạch mồi trong đó. Và đáp án đến từ cái lưỡi siêu dài của chúng.
Cái lưỡi dài bất thường này cũng chính là điểm đặc biệt nhất của gõ kiến. Cái lưỡi ấy có thể dài gấp đôi chiều dài bên ngoài mỏ, nhưng 2 bên hẹp và nhọn, cho phép chúng lùa được nguyên một tổ kiến nếu muốn.
Theo ghi nhận một con gõ kiến có lưỡi dài khoảng 10cm - lớn hơn 1/3 chiều dài cơ thể. Để dễ so sánh thì nếu tỉ lệ ấy ứng với con người, thì cái lưỡi của bạn sẽ dài đến... nửa mét.
Nhưng vấn đề duy nhất khi có một cái lưỡi đa năng như vậy, đó là khi không cần dùng đến thì phải cất nó ở đâu? Với gõ kiến, quá trình tiến hóa đã giúp nó có một giải pháp thực sự tuyệt vời: luồn chạm vào sọ, bọc quanh não luôn.
Các loài chim sẽ có một bộ phận sụn và xương được gọi là hyoid apparatus (tạm dịch là bộ cung móng), có vai trò nâng đỡ chuyển động cho lưỡi. Thông thường, bộ cung này chỉ đặt ở hai bên khí quản, nhưng ở chim gõ kiến thì nó kéo đi xa hơn, luồn sang tận đỉnh xương sọ, thậm chí có thể chạm đến lỗ mũi.
Nhờ vậy, lưỡi của gõ kiến có thể thu vào 2 bên bộ cung, luồn quanh sọ, để rồi khi cần sẽ thè ra, cử động như một con rắn vậy.
Tham khảo: Bird Watching daily
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Hai nhà khoa học giành giải Nobel Y học 2024 vì khám phá ra microRNA
Nghiên cứu của Ambros và Ruvkun có ý nghĩa rất lớn với việc tìm ra phương pháp điều trị nhiều căn bệnh, bao gồm cả ung thư.
Bị Mỹ cấm vận, người Nga bất ngờ có trên tay sản phẩm chưa ra mắt của Apple