Ai dám trả tiền bảo hiểm cho những quả tên lửa giá cả trăm triệu USD với tỷ lệ nổ lên tới 1/20?

    Dink,  

    Bạn mua bảo hiểm nhân thọ, còn các công ty lớn sở hữu vệ tinh có bảo hiểm vũ trụ cho tài sản của mình.

    Những vệ tinh đắt tiền, với giá hàng trăm triệu USD được lắp đặt trong một phòng sạch bởi những kĩ sư mặc đồ bảo hộ kín thân thể. Và rồi, ta gắn chúng lên một quả tên lửa để phóng lên không trung, những quả tên lửa với tỉ lệ nổ banh xác là 1/20.

    Vậy thì ai là người gánh vác cái tỉ lệ 5% đó? Đó là bảo hiểm vũ trụ.

    Khi mà tên lửa Falcon 9 của SpaceX bốc cháy hồi đầu tháng, vệ tinh nó mang trên mình còn giá trị hơn chiếc tên lửa cũng đã bốc hơi theo. Đó là vệ tinh AMOS-6 thuộc công ty Spacecom của Israel được sản xuất với cái giá 175 triệu USD, là trung tâm của rất nhiều công ty và nhà tài trợ, trong đó có Facebook và NASA.

    Câu trả lời cho thắc mắc ai sẽ trả tiền cho thiệt hại đó đến vào ngày vài sau vụ nổ ấy, khi mà công ty lắp đặt AMOS-6 thuộc Công ty Hàng không vũ trụ Israel – IAI nói rằng tổn thất này được đảm bảo bởi chính sách “toàn bộ thiệt hại trước khi phóng”, khi mà vệ tinh và tên lửa vẫn “nằm trong khu vực phóng tàu”, đúng như thỏa thuận họ đã có với công ty bảo hiểm Lloyd’s of London.

    Ít lâu sau khi tên lửa nổ, thông báo về việc bảo hiểm được chi trả mới có. Điều đó cho chúng ta thấy rằng việc bảo hiểm vũ trụ rất lằng nhằng và những bảo mật về công nghệ vũ trụ cũng lằng nhằng không kém. Nhưng cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy bảo hiểm vũ trụ vẫn là thứ gì đó tin tưởng được, xét tới việc việc phóng vệ tinh ngày càng thường xuyên bởi chính phủ hay các công ty tư nhân.

    Những mối nguy vẫn thường trực

    Ngành khoa học tên lửa tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm. Bản thân công việc chỉ là nhấc một vài tấn lên không nghìn cây số, nhưng để nhấc được khối vài tấn đó theo phương thẳng đứng lên không thì cần một lực cực lớn.

    Đầu tháng, ta đã nhìn thấy sức mạnh hủy diệt của một lực như thế trong vụ cháy tên lửa Falcon 9. Sức công phá ấy chính là sức mạnh mà quả tên lửa ấy sử dụng để lên vũ trụ.

    Thường thì ngành bảo hiểm được xây dựng dựa trên số lượng lớn, giá trị không cao và bản thân thứ được bảo hiểm có tính dễ đoán. Ví dụ như với bảo hiểm nhân thọ, người ta dựa vào việc rất nhiều người đóng một khoản bảo hiểm nhỏ, và những người đóng bảo hiểm ấy sẽ chết vào một tầm tuổi nhất định.

    Nhưng vũ trụ lại đối nghịch với nền móng ấy trong từng khía cạnh. Ngành bảo hiểm vũ trụ toàn cầu có thể coi như là một ngành kinh doanh đầy thảm họa”, theo lời Mark Quinn, CEO của nhánh bảo hiểm vũ trụ thuộc công ty bảo hiểm Willis, “Một mất mát tiêu tốn khoảng của công ty 400 triệu USD, trong khi hàng năm chỉ thu về được 750 triệu USD. Vậy là một mất mát sẽ tiêu tốn hơn 50% tổng thu nhập cả năm của toàn bộ thị trường”.

    Nhưng nơi nào có sự liều lĩnh, nơi đó sẽ có thành quả lớn: từ năm 2008 tới năm 2012, bảo hiểm vũ trụ đã vượt qua những khoản lỗ, thu nhập năm 2008 của ngành này đã chạm mốc 600 triệu USD.

    Chính xác là ta đang bảo hiểm cái gì?

    Tên lửa du hành vũ trụ được làm ra chỉ để dùng một lần (phí phạm như vậy, nên SpaceX và Blue Origin đang tiến hành nghiên cứu và lắp đặt tên lửa tái chế). Vì vậy, chính những thứ tên lửa mang đi là những thứ được bảo hiểm.

    Chúng tôi không bảo hiểm những cuộc phóng tên lửa, không một ai trong ngành tên lửa hàng không làm vậy cả, trừ những tổn thất có tiềm năng xảy ra trên mặt đất”, CEO của SpaceX, Elon Musk nói trong một thông báo năm ngoái, sau khi tên lửa Falcon 9 mang hàng hóa lên trạm vũ trụ ISS phát nổ.

    Một chiếc vệ tinh sẽ đáng giá tới cả triệu USD, và trên đó lượng thiết bị cũng đáng giá nhiều triệu USD nữa. Một tài sản khổng lồ như vậy cần một lớp bảo đảm tài chính. Những người phóng vệ tinh thường sẽ mua hai loại bảo hiểm: Bảo hiểm phóng tàu, sẽ lo cho vệ tinh mang theo từ khi tên lửa bắt đầu quá trình đốt nhiên liệu cho tới khi nó lên được quỹ đạo, và Bảo hiểm quỹ đạo, để đảm bảo chi phí khi vệ tinh hỏng hóc khi đã ở trên vũ trụ.

    Dù vậy, đa số các công ty chủ sở hữu vệ tinh không mua bảo hiểm. Như thông số thống kê năm 2013 cho thấy, chỉ 212 vệ tinh được bảo hiểm trong tổng số 1300 vệ tinh đang hoạt động.

    Đáng buồn, là cả hai loại bảo hiểm vũ trụ (bảo hiểm phóng và bảo hiểm quỹ đạo) đều không áp dụng cho vệ tinh trước khi bay, bởi thế mà nhiều người lo lắng rằng vệ tinh AMOS-6 mới nổ tung cùng Falcon 9 đầu tháng này sẽ mất trắng. Thông thường thì vệ tinh không được lắp đặt lên tên lửa trong giai đoạn thử nghiệm động cơ, nhưng từ năm ngoái, SpaceX đã thường xuyên lắp đặt sớm như vậy để giảm thiểu chi phí vận chuyển và tiết kiệm thời gian, bởi lẽ lịch trình phóng của họ khá dày đặc: cứ 2 tuần phóng 1 lần.

    Một bước ngoặt trong ngành công nghiệp vũ trụ nữa?

    Vụ nổ cuối tuần vừa rồi đã làm ngành công nghiệp vũ trụ sửng sốt. Rất hiếm những trường hợp xấu xảy ra trong giai đoạn thử nghiệm động cơ tên lửa, nhất là những tai nạn lớn như vậy. Lần cuối cùng điều đó xảy ra, theo các nhà lịch sử ngành, thì lúc đó là năm 1959.

    Cho tới khi SpaceX có thể xác định và giải quyết được vấn đề, thì không chắc rằng các vệ tinh mà SpaceX sẽ phóng sẽ phải chờ đợi trong khoảng thời gian bao lâu, khi mà thời gian là tiền bạc trong cuộc chạy đua vũ trụ này giữa các hãng.

    Việc này sẽ ảnh hưởng tới SpaceX, đó là điều hiển nhiên nhưng toàn bộ ngành công nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Giá thành phóng tên lửa đã có một bước chuyển lịch sử khi SpaceX cho ra mắt tên lửa Falcon 9 năm 2010 với giá cực kì cạnh tranh. Điều đó đã buộc các đối thủ của họ phải giảm giá thành xuống nếu không muốn bị ra rìa. Giờ đây với việc SpaceX chững lại, rất có thể thị trường sẽ thay đổi.

    SpaceX đã có được sự tin tưởng của cộng đồng nhờ phản hồi công chúng tốt và không giấu giếm những tiến bộ công nghệ của mình. Bên cạnh đó, hợp đồng dài hạn với NASA đã giúp khách hàng của họ vững tâm hơn khi tin tưởng giao phó cho SpaceX tiền bạc và công nghệ của mình.

    Nhưng sau sự cố năm trước và sự cố đầu tháng này, những khách hàng của SpaceX có lẽ sẽ đòi một cái giá bảo hiểm khác hơn hiện tại cho những tài sản của mình. Mặc dù không ảnh hưởng tới việc SpaceX vẫn cung cấp việc phóng tàu với một cái giá cạnh tranh nhất thị trường, nhưng đây vẫn là thêm những rắc rối mới cho họ, nhất là khi SpaceX đang tiến hành chuẩn bị cho Falcon Heavy, thế hệ tên lửa mới mạnh mẽ hơn của họ.

    Chỉ mới đây, gã khổng lồ trong ngành vệ tinh Châu Âu – SES vừa thông báo rằng họ sẽ đưa vệ tinh liên lạc của mình lên cùng với lần đầu tiên phóng của tên lửa Flacon 9 tái chế. Nhưng những biến cố gần đây sẽ làm chậm lại tiến trình sử dụng tên lửa tái chế ấy, và thậm chí cả những tên lửa Falcon 9 mới tinh khác.

    Việc bảo hiểm cho một tên lửa mới toanh hẳn rất khó khăn. Nhưng SpaceX và khách hàng của họ sẽ gặp phải có khăn còn lớn hơn nữa, bảo hiểm cho một hệ thống cũ đã từng bay trước đây rồi.

    Tham khảo wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ