"Âm mưu marketing" đầy khôn ngoan của Google đằng sau logo Stadia
Logo chữ S của Stadia dường như có một ý nghĩa ngầm gì đó, khó phát hiện ra trước sự vui sướng của game thủ toàn thế giới.
- Đây chính là tay cầm chơi game Stadia của Google: Thiết kế hoàn hảo, tính năng vượt trội
- 3 phút để xem lại toàn bộ màn ra mắt Google Stadia đêm qua: nền tảng chơi game sẽ thay đổi ngành công nghiệp 140 tỷ USD
- Đây là cấu hình và độ trễ khi chơi game trên Stadia - nền tảng chơi game chất lượng cao trên mọi thiết bị của Google
- Google ra mắt nền tảng Stadia: Chơi game khủng không cần máy tính xịn, chỉ cần kết nối internet và trình duyệt Chrome
Đêm qua, Google công bố dự án mới nhất của mình, giấc mơ đột phá ngành game của họ và tiện tay thắp lên hi vọng chơi game nặng cho người máy yếu. Họ công bố Stadia.
Bản thân cái tên không xấu mà lại có ý nghĩa riêng. Theo từ Từ điển Cambridge, "Stadia" là dạng số nhiều của "stadium" – sân vận động, mang hàm ý một sản phẩm nhắm tới mục tiêu cung cấp một sân vận động ảo cho game thủ cũng như khán thính giả trên toàn thế giới, từ bất kỳ đâu và trên bất cứ thiết bị nào.
"Là nơi mà bạn, bất kỳ ai bạn biết, tất cả mọi người mà bạn của bạn biết, sẽ cùng vui chơi với nhau", video giới thiệu Stadia khẳng định vậy.
Nhưng trang tin Insider phát hiện ra một sự thật thú vị về cả cái tên lẫn logo của Stadia: nó khác biệt với những người anh em khác cùng mẹ Google đẻ ra. Insider khẳng định không phải ngẫu nhiên Google làm vậy.
Logo chữ S lớn giống như biểu tượng trên ngực một anh siêu nhân vạm vỡ nào đó. Toàn bộ video không thấy nhắc gì tới Google, ngoài một chữ G trắng trên nền đen ở giây cuối cùng. Cũng chẳng thấy đâu tông màu quen thuộc của Google và các sản phẩm khác. Để đưa ra ví dụ cho bạn dễ so sánh:
Đây là logo của dịch vụ kết nối không dây Google Fi
Đây là Google Photos
Đây là Google Maps
Còn đây là Stadia
Không ai ép buộc sản phẩm nào của Google cũng phải đi theo tông màu và logo của công ty mẹ. ví dụ như YouTube, được Google mua lại năm 2006, vẫn giữ nguyên logo và những bản sắc vốn có của mình.
Nhưng so sánh Stadia với YouTube cũng đôi phần khập khiễng, Stadia không phải là nhãn hiệu có từ lâu và được Google mua lại, nó được Google xây dựng lên từ những viên gạch đầu tiên.
Căn nhà Stadia có nền móng vững chắc của:
- Cơ sở dữ liệu khổng lồ rồi cả hàng ngàn kilomet cáp biển, cho phép Google mang tới trải nghiệm game không giật lag.
- Sức mạnh trí tuệ nhân tạo tới từ Google Assistant.
Google đã sở hữu những yếu tố cần thiết để xây dựng một nền tảng chơi game qua Internet. Và đây cũng không phải lần đầu, ta thấy Google thay đổi cục diện cả cuộc chơi. Mười năm trước, khi họ ra mắt Android, họ đã muốn toàn ngành công nghiệp phải thay đổi trước "mối nguy iOS", nếu không có Android của Google thì nguy cơ iOS thống lĩnh thị trường hệ điều hành điện thoại là điều khó tránh.
Và ta thấy một điểm tương đồng nữa giữa Android và Stadia, biểu tượng của cả hai dự án đều chẳng "Google" tí nào.
Google tiến vào một thị trường đã ổn định nên nếu muốn thành công, họ sẽ phải lôi kéo được sự ủng hộ từ các nhà phát hành, các nhà phát triển game lớn. Họ tuyên bố Stadia sẽ là nền tảng kết nối tất cả những gì liên quan tới ngành công nghiệp game bây giờ, liên kết người chơi game – người xem – nhà phát triển.
Chưa chắc đây đã là điều tốt, khi với tư cách một người quản lý nền tảng cho mọi người khác cùng tham gia, Google sẽ lấy mất phần nào khía cạnh quan hệ khách hàng, phân phối hàng hóa cũng như một phần lợi nhuận của các đối tác - tức là các nhà phát hành và phát triển. Đã từng xuất hiện câu chuyện tương tự, khi Google muốn đăng tải nhạc và sách trên nền tảng riêng của mình. Kết thúc của các dự án trước không mấy có hậu.
Chưa kể với tiềm lực tài chính và công nghệ, Google còn có tiềm năng trở thành một nhà phát triển, phát hành game sừng sỏ. Stadia Games and Entertainment đã tuyên bố dự án làm ra một game đặc biệt tương thích với hệ thống stream game trực tuyến của Stadia.
Đây chính là điều nhiều người lo ngại, Google có thể quảng bá sản phẩm của mình trên chính nền tảng mình xây dựng. Việc này không sai, nhưng khi những công ty công nghệ khổng lồ như Google hay Apple làm vậy, họ sẽ lấy mất thị phần của những người lép vế hơn. Trong mắt nhiều chính khách Mỹ, đây là cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, làm cách nào để họ không nghĩ ngay đến Google khi sử dụng Stadia là điều cần thiết.
Rõ ràng, trông Stadia và Google chẳng liên quan đến nhau chút nào, nếu xét về mặt thiết kế logo. Nhưng những người yêu công nghệ đã đọc bài viết này chắc chắn sẽ nhớ rằng đây là một sản phẩm của Google.
Tham khảo Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android